AMQP Là Gì? Vì Sao Nên Sử Dụng AMQP?

Trong hệ thống tin nhắn không thể không kể đến giao thức AMQP, không chỉ hỗ trợ băng thông, tự động chuyển tiếp tin nhắn mà còn giúp hệ thống gửi và nhận tin nhắn chính xác. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng LANIT tìm hiểu giao thức AMQP là gì nhé!

AMQP là gì?

AMQP viết tắt bởi Advanced Message Queuing Protocol là giao thức giao tiếp dùng để gửi, nhận tin nhắn giữa các hệ thống với nhau. AMQP đảm bảo tin nhắn được gửi chính xác đồng thời cung cấp băng thông không giới hạn, không bị giới hạn tải hay tự động chuyển tiếp tin nhắn đến hệ thống khác khi chưa thể xử lý. Với giao thức này, bạn hoàn toàn có thể truy cập bất kì thư viện ứng dụng client nào bạn muốn.

Mục tiêu của AMQP là truyền thông tin qua các dịch vụ broker bằng kết nối TCP/IP. AMQP được đánh giá là giao thức nhỏ gọn, mọi dữ liệu gửi qua đều là dữ liệu nhị phân.

AMQP là gì?
AMQP là gì?

Thành phần của AMQP

AMQP có các thành phần chính sau:

  • Connections: Một connection là liên kết giữa hai nodes
  • Queues: Hàng đợi tin nhắn trong hệ thống, chứa các tin nhắn chuyển tiếp từ exchange
  • Channels: Đường dây truyền tin nhắn giữa hai nodes qua connection
  • Nodes: Vừa là hệ thống gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn
  • Routing keys: Chuỗi kí tự dùng đánh dấu tin nhắn, xác định hàng đợi tin nhắn sẽ chuyển tiếp
  • Bindings: Liên kết và cho phép chuyển tin nhắn giữa exchange và queue
  • Exchanges: thành phần trung gian, chứa tổng hợp tin nhắn chuyển tiếp

Sự khác nhau giữa thành phần Queues và Exchanges trong AMQP

Trong AMQP, Queues và Exchanges đều là hai thành phần chính nhưng chúng có chức năng và vai trò khác nhau. Cụ thể:

Với Queues:

  • Queues có chức năng lưu trữ thông điệp cho đến khi chúng được tiêu thụ bởi các ứng dụng/dịch vụ.
  • Cách thức hoạt động của Queues: Các tin nhắn sẽ dược đặt vào Queues bởi Exchange và chờ đợi để dược lấy ra được bởi một hoặc nhiều Consumer.
  • Đặc điểm: Mỗi Queues sẽ chỉ chứa được một tập hợp các tin nhắn và những tin nhắn này sẽ được tiêu thụ theo thứ tự FIFO trừ khi có cấu hình khác.
  • Queues phù hợp với mô hình nhắn tin point-to-point – nơi mà mỗi tin nhắn sẽ được tiêu thụ bởi một Consumer duy nhất.

Với Exchanges:

Exchanges nhận thông tin từ Producer và định tuyến chúng đến các Queues dựa trên các quy tắc định tuyến

Cách hoạt động: Khi một Producer gửi tin nhắn đến Exchange, nó sẽ sử dụng các Bindings và các quy tắc định tuyến Routing keys để quyết định gửi tin nhắn đó đến một hoặc nhiều Queues.

Đặc điểm: Không lưu trữ tin nhắn, chỉ đóng vai trò định tuyến tin nhắn đến các Queues thích hợp.

Sự kết hợp giữa Exchanges và Queues trong AMQP giúp hệ thống nhắn tin linh hoạt, đáp ứng nhu cầu khác nhau trong việc truyền và xử lý thông điệp.

Vì sao nên sử dụng AMQP?

Việc sử dụng giao thức AMQP mang lại nhiều lợi ích:

  • AMQP luôn đảm bảo tin nhắn được gửi và xử lý chính xác. Bên cạnh đó giao thức còn hạn chế sự mất mát hay lặp lại
  • Cung cấp băng thông không giới hạn giúp giảm thiểu quá tải hệ thống tin nhắn
  • Cho phép tách rời gửi và nhận tin nhắn, giúp việc xử lý dễ dàng và mượt mà hơn.
  • Mở rộng dễ dàng nên hệ thống xử lý dữ liệu nhanh chóng và không bị ảnh hưởng từ khối lượng dữ liệu lớn. Hạn chế gián đoạn hệ thống
  • Tự động chuyển tiếp tin nhắn đến các hệ thống trong trường hợp hệ thống hiện tại không xử lý được tin nhắn đó.
  • AMQP có thể chạy trên đa dạng nền tảng. Bạn có thể sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau bởi đây là giao thức mã nguồn mở.
  • AMQP là một chuẩn mở nên nó không phụ thuộc vào một nhà cung cấp cụ thể nào. Giúp các hệ thống từ các nhà cung cấp khác nhau có thể tương tác với nhau dễ dàng.
  • Hỗ trợ các tính năng bảo mật như xác thực và mã hóa, giúp đảm bảo tính bảo mật thông tin được truyền tải.
Vì sao nên sử dụng AMQP?
Vì sao nên sử dụng AMQP?

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về giao thức AMQP cũng như lý do nên sử dụng AMQP, chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các dịch vụ lưu trữ của LANIT như Hosting, VPS liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!