Cloud Bursting là gì?
Cloud Bursting là một hoạt động mở rộng tài nguyên đám mây công cộng linh hoạt để chạy các khối lượng công việc khi tài nguyên trung tâm dữ liệu tại chỗ đạt công suất tối đa. Đây là giải pháp dự phòng có giá trị để bảo vệ các tổ chức khỏi việc hệ thống bị quá tải gây gián đoạn dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về tài nguyên điện toán lớn hơn khả năng của đám mây riêng.

Cloud Burst đảm bảo tính liên tục của tất cả các dịch vụ khi nhu cầu thay đổi, nó còn giúp tối ưu chi phí cơ sở hạ tầng và khai thác lợi ích của đám mây. Nó mang đến một số lợi thế như khả năng xử lý các đợt tăng đột biến về lưu lượng truy cập và chỉ cần chi trả cho các tài nguyên đám mây bổ sung khi cần thiết.
Cách thức hoạt động của Cloud Bursting
Cloud bursting cho phép các doanh nghiệp mở rộng khả năng tính toán của họ từ cơ sở hạ tầng tại chỗ sang đám mây công cộng để đáp ứng nhu cầu thay đổi về tài nguyên. Cloud burst có thể được kích hoạt tự động hoặc thủ công. Khi Cloud Bursting được kích hoạt, ứng dụng sẽ được chuyển sang đám mây công cộng mà không bị gián đoạn dịch vụ. Khi lưu lượng truy cập tăng đột biến kết thúc, ứng dụng sẽ được chuyển trở lại trung tâm dữ liệu.
Quá trình Cloud bursting được diễn ra theo các bước sau:
Bursting thủ công: Người quản lý theo dõi việc sử dụng tài nguyên và mở rộng quy mô tài nguyên thủ công khi sử dụng Cloud Bursting thủ công. Quản trị viên triển khai tài nguyên đám mây công cộng khi nhu cầu vượt quá cơ sở hạ tầng cục bọ. Nó cung cấp khả năng tinh chỉnh và cần có sự tương tác của con người để kích hoạt khả năng mở rộng. Tuy nhiên nó có thể làm chậm thời gian phản ứng.
Bursting tự động: Cloud Bursting tự động sử dụng các công cụgiám sát và chính sách xác định trước để mở rộng tài nguyên theo ngưỡng. Các ngưỡng có thể dựa trên mức sử dụng CPU, lưu lượng mạng hoặc các chỉ số khác. Các hệ thống tự động có thể nhanh chóng và hiệu quả chỉ định tài nguyên đám mây công cộng đáp ứng các yêu cầu thay đổi, cho phép khả năng mở rộng động.
Distributed load balancing: Cloud bursting yêu cầu cân bằng tải phân tán để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trên đám mây riêng và đám mây công cộng. Nó giúp chia sẻ lưu lượng giữa hai bên. Hình thức này yêu cầu triển khai dự phòng để chạy trên đám mây công cộng để có thể mở rộng quy mô khi cần, giúp duy trì hiệu suất trong thời gian nhu cầu tăng đột biến.
Lợi ích của Cloud Bursting
Cloud Bursting là giải pháp hữu ích mang lại một số lợi thế cho các tổ chức mong muốn tối ưu hóa cơ sở hạ tầng CNTT của mình như:
Tiết kiệm chi phí:
Cloud bursting cung cấp khả năng tối ưu chi phí cho các tổ chức khi nó cho phép doanh nghiệp mở rộng tài nguyên khi cần, chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên đám mây công cộng khi cần thiết. Điều này rất hữu ích trong trường hợp lưu lượng truy cập tăng đột biến.
Mở rộng linh hoạt
Cloud bursting mang đến sự linh hoạt trong việc điều chỉnh và thích ứng với nhu cầu năng lực đám mây thay đổi. Giúp các tổ chức tối ưu hóa được việc sử dụng tài nguyên và xử lý khối lượng công việc khác nhau mà không làm giảm hiệu suất.
Tính liên tục
Cloud bursting giúp các ứng dụng và dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp không bị gián đoạn, bị ảnh hưởng trong thời gian nhu cầu tăng cao, đảm bảo tính liên tục của doanh nghiệp. Nó cung cấp thêm một lớp dự phòng, cho phép doanh nghiệp chuyển hướng liền mạch khối lượng công việc sang đám mây công cộng khi cần.

Kiểm soát tốt hơn
Các tổ chức có thể kiểm soát nhiều hơn với cơ sở hạ tầng CNTT của mình với Cloud Bursting. Quản trị viên có thể tự động hóa việc mở rộng quy mô bằng cách thiết lập chính sách và ngưỡng động để phân bổ tài nguyên theo các tiêu chí xác định trước. Tự động hóa cải thiện quản lý hoạt động và giảm sự can thiệp thủ công.
Sử dụng tài nguyên hiệu quả
Cloud bursting cung cấp khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tối đa hóa hiệu suất mà không cần duy trì công suất dư thừa trong nhu cầu thường xuyên bằng cách sử dụng tài nguyên đám mây công cộng khi cần. Giúp hoạt động trở nên có hiệu quả và tối ưu chi phí hơn.
Cải thiện khả năng phục hồi
Cloud bursting giúp cải thiện khả năng hục hồi sau thảm họa và đảm bảo tính liên tục của doanh nghiệp bằng cách sử dụng đám mây công cộng làm nơi sao lưu hoặc thay thế cho dữ liệu doanh nghiệp. Trong trường hợp mất điện hoặc lỗi đám mây, doanh nghiệp có thể chuyển hoàn toàn sang đám mây công cộng để tiếp tục hoạt động với thời gian ngừng hoạt động tối thiểu. Các dịch vụ đám mây công cộng có thể tăng cường khả năng phục hồi và bảo mật cơ sở hạ tầng CNTT.
Thách thức của Cloud Bursting
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, giải pháp Cloud bursting còn đối mặt với một số thách thức như sau:
Bảo mật
Cloud Bursting đối mặt với những thách thức về bảo mật do dữ liệu và ứng dụng di chuyển giữa các môi trường khác nhau. Các tổ chức phải đánh giá các hoạt động bảo mật của nhà cung cấp đám mây công cộng và đảm bảo nó đáp ứng các tiêu chuẩn của họ.
Tuân thủ
Với các tổ chức có tiêu chuẩn tuân thủ nghiêm ngặt, việc sử dụng đám mây công cộng có thể không đáp ứng được các tiêu chuẩn tuân thủ, nhất là khi truyền dữ liệu qua biên giới. Vì vậy, Cloud Bursting có thể không phù hợp với khối lượng công việc có yêu cầu tuân thủ theo quy định.
Khả năng tương thích
Cloud bursting liên quan đến việc sử dụng các nền tảng và công nghệ khác nhau có thể có kiến trúc và giao diện khác nhau. Doanh nghiệp cần đảm bảo các ứng dụng của mình tương thích và có khả năng tương tác với cả đám mây riêng và đám mây công cộng, có thể tích hợp liền mạch với các ứng dụng hoặc dịch vụ trong cả hai môi trường.
Độ trễ và hiệu suất
Cloud bursting liên quan đến việc chuyển dữ liệu và ứng dụng từ xa, tạo ra độ trễ mạng. Tổ chức cần đảm bảo dữ liệu và ứng dụng được tối ưu và đồng bộ hóa cho cả đám mây riêng và công cộng, đồng thời có thể xử lý được sự chậm trễ hoặc gián đoạn tiềm ẩn trong kết nối mạng. Tổ chức cũng cần kiểm tra và đánh giá ứng dụng trong cả hai môi trường để đảm bảo đáp ứng được hiệu suất và chất lượng dịch vụ.
Các trường hợp sử dụng Cloud Bursting
Cloud Bursting có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
Chiến dịch tiếp thị
Các chiến dịch tiếp thị mang đến lượng truy cập lớn và giảm sau khi kết thúc chiến dịch. Lúc này việc sử dụng Cloud Bursting giúp bạn đáp ứng được nhu cầu tăng cao đột biến.
Phân tích dữ liệu lớn
Công việc mô hình hóa dữ liệu lớn thường yêu cầu tài nguyên lớn như bộ nhớ và bộ xử lý cho các tác vụ như học máy và kết xuất 3D. Do vậy, nó lý tưởng cho việc sử dụng Cloud Bursting
Phát triển phần mềm:
Trong quá trình phát triển phần mềm, các tổ chức thường gặp phải nhu cầu thay đổi về tài nguyên điện toán, Cloud Bursting cho phép họ mở rộng tài nguyên với các tác vụ chuyên sâu như biên dịch mã, thử nghiệm hoặc triển khai yêu cầu thêm năng lực.
Kinh doanh theo mùa
Các doanh nghiệp hoạt động theo mùa, như bán lẻ trong các ngày lễ hoặc các hoạt động ngoài trời sẽ có nhu cầu biến động về tài nguyên CNTT, Cloud Bursting giúp mở rộng cơ sở hạ tầng một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu tăng cao trong các mùa cao điểm.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về Cloud Bursting – một giải pháp mở rộng tài nguyên linh hoạt sang đám mây công cộng khi nhu cầu tính toán tăng đột biến. Giải pháp này không những linh hoạt mà nó còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí khi sử dụng tài nguyên và đảm bảo tính liên tục các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần tư vấn về các giải pháp tài nguyên đám mây, liên hệ ngay LANIT để được tư vấn thêm về dịch vụ Cloud VPS nhé!