COBIT là gì?
COBIT (Control Objectives for Information and Related Technology) là một Framework được phát triển bởi ISACA, được thiết kế để trở thành công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý và cho phép thu hẹp khoảng cách giữa các vấn đề kỹ thuật, rủi ro và các yêu cầu kiểu soát.
Được phát hành lần đầu năm 1996, COBIT dược thiết kế như một bộ mục tiêu kiểm soát CNTT giúp cộng đồng kiểm toán tài chính điều hướng tốt hơn sự phát triển của môi trường CNTT. Sau đó các phiên bản nâng cấp được ra mắt vào những năm 1998, 2000. Nó tập trung vào doanh nghiệp và mô tả quy trình chung để quản lý CNTT, cung cấp các nguyên tắc, mô hình và công cụ phân tích được chấp thuận trên toàn cầu để tăng độ tin cậy cho hệ thống.
Thành phần của COBIT
Các thành phần của COBIT hoạt động cùng nhau để đảm bảo mang đến giải pháp toàn diện cho hệ thống. Cụ thể, nó bao gồm các thành phần chính sau:
Framework
COBIT Framework sắp xếp các mục tiêu quản trị của hệ thống CNTT và các hoạt động khác để đạt được mục tiêu đó. Nó giúp kết nối các biện pháp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Process Descriptions
COBIT sử dụng các mô tả quy trình được phân định rõ ràng, cho phép các tổ chức lập kế hoạch, xây dựng, vận hành và giám sát các giải pháp hiệu quả.
Control Objectives
COBIT cung cấp danh sách các tiêu chuẩn cấp cao để hướng dẫn ban quản lý trong việc kiểm soát hiệu quả hoạt động CNTT và kinh doanh.
Management Guidelines
COBIT Framework hỗ trợ các nhà quản lý trong việc phân công trách nhiệm, đo lường liệu suất, tạo kết nối giữa các quy trình tương tác khác nhau.
Maturity Models
Các mô hình trưởng thành của COBOT được sử dụng để tiếp cận mức độ trưởng thành, tiềm năng của mọi quy trình cũng như xác định, xử lý các lĩnh vực mà quy trình đang không đạt yêu cầu.
Lợi ích của COBIT
COBIT cung cấp các mô hình giúp tối đa hóa giá trị và sự tin tưởng vào CNTT, hướng dẫn mở rộng giúp các chuyên gia tư vấn về an ninh, rủi ro, …giúp thực hiện và duy trình các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Nó còn thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện hơn để giải quết các thách thức về CNTT và cung cấp cách tích hợp một khuôn khổ thống nhất trên toàn doanh nghiệp.
Sau đây là một số lợi ích của việc triển khai COBIT:
- Giúp các nhà quản lý CNTT có được bộ giải pháp thiết kế, truyền thông và bảo trì hợp lý và thống nhất hơn
- Các giải pháp được xử lý trong một khuôn khổ chung duy nhất, giảm khả năng các lỗ hổng không được chú ý.
- Cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các công ty CNTT tuân thủ các chính sách, quy dịnh, luật liên quan và thỏa thuận hợp đồng hướng đến doanh nghiệp
- COBIT giúp hợp lý hóa công việc kiểm toán, giúp việc xác định và giải quyết các sai lệch dễ dàng hơn.
- Tối ưu hóa chi phí dịch vụ CNTT và công nghệ
- Hỗ trợ quản lý và duy trì rủi ro liên quan đến CNTT
- Đảm bảo sử dụng CNTT hiệu quả, sáng tạo để phù hợp với mục tiêu kinh doanh
- Duy trì thông tin chất lượng để hỗ trợ các quyết định kinh doanh.
Nguyên tắc cơ bản của COBIT
Sau đây là 5 nguyên tắc quản lý COBIT:
Đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan
COBIT giúp bạn đáp ứng mọi nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan bằng cách cung cấp cho họ các giá trị phù hợp, nó đơn giản là yêu cầu quản lý và quản trị tốt các tài sản CNTT. Để đạt được kết quả mong muốn, các nhu cầu của bên liên quan phải được chuyển đổi thành một chiến lược khả thi, từ đó nó sẽ dẫn dắt công ty của bạn đi đúng mục tiêu đã đề ra.
Bao phủ toàn bộ doanh nghiệp
Nguyên tắc này cho bạn biết rang, bạn phải bao quát toàn bộ tổ chức từ đầu đến cuối để có thể quản lý và vận hành các bộ phận như nhau. COBIT đóng gói một tiện ích có thể bao gồm tất cả các bộ phận, để bạn có thể theo dõi chúng mà không gặp trở ngại nào.
Áp dụng khuôn khổ tích hợp
COBIT sử dụng các khuôn khổ tích hợp bao gồm các mô hình hỗ trợ giao tiếp giữa các ứng dụng phần mềm khác nhau trong kiến trúc hướng dịch vụ. COBIT có thể được sử dụng như một công cụ tích hợp khuôn khổ quản lý và quản trị, tích hợp với bất kỳ khuôn khổ, tiêu chuẩn nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Cho phép tiếp cận toàn diện
COBIT cho phép áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện vào công việc tổ chức, toàn bộ tổ chức hoạt động như một đơn vị duy nhất. Để thực hiện nó, COBIT giúp xác định bộ công cụ hỗ trợ cụ thể nhằm triển khai hệ thống quản lý và điều hành toàn diện cho CNTT doanh nghiệp.
Phân tách quản trị khỏi quản lý
COBIT tách biệt hoạt động quản trị với quản lý trong tổ chức. Trong đó, quản trị là hành động hoặc quy trình để đạt được mục tiêu doanh nghiệp bằng cách đánh giá nhu cầu, điều kiện và lựa chọn của bên liên quan. Nó đảm nhận việc thiết lập hướng đi bằng cách ưu tiên, đưa ra quyết định và giám sát việc tuân thủ, tiến độ và hiệu suất.
Đối tượng sử dụng COBIT là ai?
Sau đây là một số đối tượng sử dụng COBIT:
- Quản lý CNTT: COBIT giúp các nhà quản lý cân bằng rủi ro trong bối cảnh CNTT luôn thay đổi, giúp đưa ra các công cụ, hướng dẫn để cải thiện hiệu quả vận hành và kiểm toán.
- Kiểm toán viên CNTT: COBIT hỗ trợ kiểm toán viên đưa ra các ý kiến chấp nhận được về tỷ lệ đảm bảo với vấn đề đang được kiểm toán và tư vấn cho ban quản lý về kiểm toán nội bộ. Cung cấp các tiêu chuẩn kiểm toán, đánh giá rủi ro và đề xuất cả tiến.
- Chuyên gia Quản trị Rủi ro: COBIT giúp xây dựng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả và phù hợp
- Người dùng doanh nghiệp, nhân viên CNTT nội bộ: COBIT giúp đảm bảo tính bảo mật và kiểm soát các dịch vụ CNTT do các bên nội bộ hoặc bên ngoài cung cấp.
Tóm lại, COBIT phù hợp với nhiều nhóm doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau, người dùng có thể sử dụng COBIT theo vai trò và trách nhiệm để đạt được quản lý CNTT hiệu quả và bền vững.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về COBIT – một Framework giúp các tổ chức quản lý và điều hành CNTT một cách hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm về các giải pháp CNTT, liên hệ LANIT để được phản hồi sớm nhất nhé!