MVVM là gì?
MVVM (Model-View-ViewModel) là một mô hình kiến trúc phần mềm được thiết kế tách biệt các thành phần của ứng dụng khỏi giao diện người dùng, giúp cải thiện khả năng bảo trì và phát triển. Mô hình này chủ yếu được dùng trong các ứng dụng có giao diện người dùng phức tạp.
Thành phần chính của mô hình MVVM
Mô hình MVVM bao gồm các thành phần chính sau:
View:
View là phần giao diện của ứng dụng, chịu trách nhiệm trình bày dữ liệu để cho người dùng có thể nhìn thấy và xử lý tương tác của người dùng. View có khả năng thực hiện các hành vi và phản hồi lại người dùng thông qua tính năng binding, command. Nó có thể liên kết trực tiếp với ViewModel để hiện thị dữ liệu và phản hồi hành động của người dùng.
Model
Model biểu diễn dữ liệu và logic của ứng dụng, đóng gói các cấu trúc dữ liệu, thuật toán và quy tắc xác định hành vi của ứng dụng. Model được ViewModel truy xuất khi nhận được dữ liệu đầu vào từ người dùng thông qua View.
ViewModel
ViewModel là trung gian giữa View và Model, chứa các mã lệnh cần thiết để thực hiện data binding, command. ViewModel cũng cho phép kiểm tra đơn vị logic của ứng dụng bằng cách trừu tượng hóa các phụ thuộc UI.
Ưu nhược điểm của mô hình MVVM
Ưu điểm
Dễ phát triển hơn: Việc tách View khỏi logic giúp các nhóm làm việc trên các thành phần khác nhau cùng luc, một nhóm có thể tập trung vào UI trong khi nhóm khác triển khai logic. Giúp việc phát triển trở nên nhanh hơn và nâng cao hiệu suất.
Phân tách trách nhiệm rõ ràng: Mô hình MVVM thúc đẩy sự phân tách trách nhiệm rõ bằng bằng cách chỉ định các trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành phần. Điều này cải thiện khả năng bảo trì, khả năng tải sử dụng và khả năng kiểm tra mã.
Bảo trì dễ dàng hơn: MVVM cho phép các nhà phát triển giữ sự nhanh nhẹn và liên tục trong việc phát hành các phiên bản liên tiếp một cách nhanh chóng thông qua việc tách biệt giữa các thành phần ứng dụng, làm cho mã đơn giản và sạch hơn. Điều này giúp dễ dàng sửa đổi, cập nhật hay bảo trì mã mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác của ứng dụng.
Khả năng mở rộng: Mô hình này cho phép các nhà phát triển thêm các đoạn mã mới hoặc thay thế mã hiện có mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống. Giúp dễ dàng mở rộng quy mô và phát triển ứng dụng theo thời gian, thích ứng với các yêu cầu, thay đổi trên thị trường.
Tăng khả năng kiểm tra, kiểm thử: MVVM tăng khả năng kiểm thử ứng dụng bằng cách cho phép kiểm thử đơn vị của ViewModel và Model độc lập với UI. Vì ViewModel không phụ thuộc View nên có thể dễ dàng kiểm thử. Điều này đảm bảo ứng dụng hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng và độ tin cậy của ứng dụng.
Giao tiếp minh bạch: Mô hình MVVM cung cấp giao diện rõ ràng và logic cho bộ điều khiển View. Nó sẽ điền vào lớp View và tương tác với lớp Model. Giúp việc giao tiếp trở nên minh bạch và liền mạch giữa các lớp khác nhau của ứng dụng, dễ hiểu và duy trì cơ sở mã tốt hơn.
Nhờ những ưu điểm này của MVVM khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng có khả năng mở rộng, bảo trì. Sự phân tách rõ ràng các thành phần, khả năng kiểm tra và giao tiếp minh bạch giúp nó trở thành công cụ mạnh mẽ để xây dựng ứng dụng chất lượng cao.
Hạn chế
- Khó khăn cho người mới trong việc tiếp cận và học tập để triển khai
- MVVM có thể làm tăng độ phức tạp của ứng dụng do các lớp trừu tượng được thêm vào, khiến nó khó gỡ lỗi và duy trì mã khó khăn hơn.
- Phức tạp trên các dự án lớn
- MVVM phụ thuộc lớn vào liên kết dữ liệu, khiến việc gỡ lỗi khó khăn hơn nhất là khi xử lý các liên kết dữ liệu phức tạp
So sánh sự khác nhau giữa MVVM với MVC
MVC (Model-View-Controller) là mô hình kiến trúc phân tách ứng dụng thành ba phần bao gồm Model, View và Controller. Trong đó, Model gồm tất cả dữ liệu và logic kinh doanh liên quan, nhận dữ liệu đầu vào của người dùng từ bộ điều khiển. View chứa logic UI ứng dụng và Controller kết nối View và Model.
Mô hình MVC khác với mô hình MVVM ở những điểm chính sau:
- Trong MVC, thành phần trung gian giữa View và Model là Controller còn mô hình MVVC, trung gian giữa View và Model là ViewModel.
- Trong MVC, View chưa logic, còn MVVM logic nằm trong ViewModel vì nó có ít logic nhất trong View.
- Trong MVC, View không có tham chiếu đến Controller, còn trong MVVM View có tham chiếu đến ViewModel.
- Trong MVC, giao tiếp giữa View và Controller là một chiều, còn trong MVVM giao tiếp là hai chiều, nhờ vào kỹ thuật liên kết dữ liệu.
- MVC là một trong những mô hình kiến trúc lâu đời nhất được sử dụng trong phần mềm, còn MVVM là mô hình mới, phát triển từ MVC.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về mô hình MVVC – một mô hình kiến trúc phổ biến giúp tổ chức mã nguồn với ưu điểm dễ bảo trì, dễ mở rộng và tăng khả năng kiểm thử hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ VPS, dịch vụ máy chủ liên hệ ngay LANIT để được tư vấn chi tiết nhé!