Windows Server là gì? Tầm quan trọng và vì sao nên lựa chọn?

Khám phá Windows Server là gì, các tính năng nổi bật, ưu điểm, và lí do nên chọn hệ điều hành máy chủ do Microsoft phát triển. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của LANIT nhé!

Windows Server là gì?

Windows Server là hệ điều hành chuyên biệt của Microsoft, được thiết kế để phục vụ cho các máy chủ. Đồng thời cung cấp tài nguyên và quản lý dữ liệu hiệu quả cho nhiều thiết bị kết nối.

Hệ điều hành này không chỉ hỗ trợ quản lý người dùng, quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên mạng. Mà còn đảm bảo tính bảo mật cao, phù hợp với các ứng dụng doanh nghiệp phức tạp. Trong môi trường doanh nghiệp, Windows Server đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống. Đặc biệt là mở rộng tài nguyên linh hoạt và đảm bảo sự ổn định của hạ tầng CNTT.

Windows Server là nền tảng không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì hệ thống máy chủ mạnh mẽ và an toàn.

Windows Server là gì?
Windows Server là gì?

Sự phát triển của Windows Server

Cho đến nay Windows Server đã trải qua quá trình nâng cấp và cải thiện với vô vàn tính năng hiệu quả hơn.

Windows Server bản 2003

Windows Server 2003 đánh dấu sự cải tiến lớn so với Windows 2000 Server. Nổi bật với các tính năng như Active Directory nâng cao, quản lý dung lượng hiệu quả và bảo mật tăng cường. Phiên bản này còn hỗ trợ phần cứng mới, giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng hệ thống.

Windows Server 2003 không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn nâng cao tính bảo mật và khả năng quản lý từ xa, trở thành lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển hệ thống CNTT.

Windows Server bản 2008

Ra mắt năm 2008, Windows Server 2008 mang đến những cải tiến đáng kể về hiệu suất, ảo hóa và bảo mật. Điểm nổi bật của phiên bản này là sự tích hợp công nghệ Hyper-V. Công nghệ cho phép triển khai và quản lý các máy chủ ảo hiệu quả, tối ưu tài nguyên phần cứng.

Ngoài ra, Windows Server 2008 còn cải thiện tính năng Server Core. Cho phép cài đặt phiên bản nhẹ hơn với giao diện dòng lệnh. Đặc biệt giảm bớt tài nguyên sử dụng và tăng cường bảo mật. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần hệ thống máy chủ mạnh mẽ, an toàn và linh hoạt.

Windows Server bản 2012

Windows Server 2012 (ra mắt 2012) nâng cao khả năng ảo hóa với Hyper-V 3.0. Đồng thời tích hợp đám mây qua Azure và hỗ trợ di chuyển ứng dụng giữa on-premises và đám mây. Server Manager cải tiến giúp quản lý từ xa và đồng thời nhiều máy chủ. Giao diện Metro từ Windows 8 mang lại trải nghiệm lợi. Tính năng Storage Spaces hỗ trợ quản lý lưu trữ phân tán hiệu quả.

>>> Xem thêm: Dùng Microsoft Azure để làm gì?

Windows Server bản 2016

Windows Server 2016 tập trung vào Nano Server. Đây là một phiên bản hệ thống siêu nhẹ tối ưu cho máy chủ và ứng dụng đám mây. Phiên bản này hỗ trợ Docker và tích hợp các cơ chế bảo mật mạnh mẽ. Như mã hóa Hyper-V, để bảo vệ dữ liệu máy ảo và ngăn ngừa xâm nhập qua lỗ hổng bảo mật.

Windows Server bản 2019

Windows Server 2019 cung cấp Windows Admin Center, một công cụ quản lý trực quan. Công cụ này giúp các quản trị viên dễ dàng giám sát và quản lý máy chủ.

Một điểm nổi bật của Windows Server 2019 là hỗ trợ Kubernetes, cho phép triển khai và quản lý ứng dụng container hiệu quả. Thêm vào đó, Windows Server 2019 cũng mang lại khả năng quản lý mạng và lưu trữ linh hoạt. Đồng thời cải thiện hiệu suất và giúp tối ưu hóa các hoạt động trong môi trường doanh nghiệp.

Windows Server bản 2019
Windows Server bản 2019

Windows Server bản 2022

Windows Server 2022 là phiên bản mới nhất trong dòng sản phẩm hệ điều hành máy chủ của Microsoft, được phát hành vào tháng 8 năm 2021. Phiên bản này cung cấp tính năng bảo mật nâng cao với Secure Core Server và Windows Defender. Từ đó giúp bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa. Nó cũng tích hợp mạnh mẽ với Azure, hỗ trợ Azure Arc và các dịch vụ đám mây. Đồng thời giúp triển khai và quản lý dễ dàng hơn. Các tính năng hiệu suất như TCP HyStart và RACK cải thiện tốc độ truyền tải, cùng với Storage Migration Service giúp di chuyển dữ liệu nhanh chóng.

Tính chất và đặc điểm của Windows Server là gì?

Khi tìm hiểu Windows Server là gì, bạn cần tìm hiểu về đặc điểm chính. Chúng ta có 4 đặc điểm chính của Windows Server dưới đây:

Đa dạng phần mềm quản lý

Windows Server tích hợp nhiều phần mềm quản lý doanh nghiệp quan trọng.

  • Active Directory giúp quản lý người dùng và xác thực tài khoản qua bộ điều khiển miền.
  • DHCP tự động cấp địa chỉ IP cho các thiết bị mạng, thay vì sử dụng bộ định tuyến.
  • Hệ thống tệp và lưu trữ xử lý và lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát quyền truy cập.
  • Dịch vụ in ấn kết nối máy tính với máy in, cho phép in tài liệu từ xa.
  • Windows Update Services giúp các kỹ sư CNTT dễ dàng cập nhật Windows cho các máy trạm trong tổ chức.

Sở hữu phần cứng mạnh mẽ

Windows Server có khả năng hỗ trợ bộ nhớ lên đến 24TB, cao gấp 12 lần so với Windows 10 Pro. Từ đó giúp hệ thống xử lý các ứng dụng và dịch vụ yêu cầu tài nguyên lớn một cách hiệu quả. Ngoài ra, Windows Server còn hỗ trợ tới 64 socket CPU, gấp 32 lần so với hai socket của Windows 10 Pro. Nhờ vậy mà có thể xử lý các tác vụ nặng và các ứng dụng đòi hỏi khả năng tính toán cao hơn. Windows Server phù hợp với môi trường doanh nghiệp và các hệ thống yêu cầu hiệu suất tối đa.

Windows Server có khả năng hỗ trợ bộ nhớ lên đến 24TB
Windows Server có khả năng hỗ trợ bộ nhớ lên đến 24TB

Loại bỏ tính năng không cần thiết

Windows Server là hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho các máy chủ, vì vậy nó loại bỏ những tính năng không cần thiết có trong phiên bản Windows thông thường. Việc này giúp tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng của hệ thống. Các tính năng không liên quan đến hoạt động của ứng dụng và dịch vụ doanh nghiệp, chẳng hạn như

  • Microsoft Store
  • Cortana
  • Your Phone

Chi phí đắt đỏ

Windows Server có mức giá cao hơn so với Windows 10 vì đây là hệ điều hành được thiết kế đặc biệt cho doanh nghiệp, không phù hợp cho người dùng cá nhân. Hệ điều hành này cung cấp nhiều phiên bản với mức giá linh hoạt. Do đó đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các tổ chức, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn. Sự khác biệt về giá cả chủ yếu dựa trên các tính năng, khả năng mở rộng và số lượng người dùng cần hỗ trợ.

Windows Server có mức giá cao
Windows Server có mức giá cao

Các chức năng chính của Windows Server

Dưới đây là bảng tóm tắt các chức năng cơ bản của Windows Server:

Chức năngMô tả
Quản lý tài nguyên hệ thốngQuản lý và phân bổ tài nguyên của máy tính
Quản lý giao tiếp người dùngQuản lý các kết nối và tương tác của người dùng
Quản trị hệ thống lưu trữQuản lý và tổ chức các dữ liệu và ổ đĩa
Quản trị quy trìnhKiểm soát và theo dõi các tiến trình hệ thống
Xây dựng máy tính giả lậpTạo và quản lý các máy chủ ảo
Quản trị bộ nhớQuản lý và phân bổ bộ nhớ của hệ thống

Ưu và nhược điểm của Windows Server là gì?

Về ưu điểm:

  • Hoạt động ổn định và hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp. Xử lý các tác vụ phức tạp mà không gặp sự cố.
  • Các công cụ bảo mật tích hợp giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu quan trọng.
  • Cung cấp công cụ như Hyper-V giúp tạo và quản lý máy ảo. Giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
  • Windows Server hỗ trợ dung lượng bộ nhớ và khả năng xử lý CPU cực kỳ lớn
  • Chạy trên nhiều loại phần cứng và tích hợp dễ dàng với các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft

Về nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Windows Server đòi hỏi phần cứng mạnh mẽ và nhiều tài nguyên
  • Cài đặt và cấu hình Windows Server phức tạp, đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao
  • Cần phải thường xuyên cập nhật để bảo mật và tối ưu hóa. Đôi khi việc này có thể gây gián đoạn hoặc tốn thời gian quản trị viên.
Ưu và nhược điểm của Windows Server
Ưu và nhược điểm của Windows Server

Vì sao nên lựa chọn Windows Server?

Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ điều hành mạnh mẽ và ổn định cho doanh nghiệp thì đừng bỏ qua Windows Server. Với khả năng quản lý tài nguyên hiệu quả, bảo mật mạnh mẽ và tính linh hoạt cao, Windows Server giúp tối ưu hóa hoạt động của các ứng dụng và dịch vụ doanh nghiệp. Hệ điều hành này còn hỗ trợ các tính năng ảo hóa, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất. Mặc dù chi phí cao và yêu cầu kiến thức chuyên môn trong quản lý, nhưng nếu bạn đã hiểu Windows Server là gì và những lợi ích nó mang lại thì chắc chắn đây sẽ là công cụ lý tưởng để đảm bảo bộ máy công ty hoạt động suôn sẻ.

Điểm khác biệt giữa Windows thường và Windows Server là gì?

Hiện nay chủ yếu bạn đang dùng là Windows thường, vậy bạn có thắc mắc giữa Windows thường và Windows Server có điểm gì khác hay không? Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí chính dễ nhận biết nhất giữa hai hệ điều hành này:

Tiêu chíWindows thườngWindows Server
Mục đích sử dụngDành cho người dùng cá nhân và công việc văn phòng.Dành cho máy chủ, doanh nghiệp và môi trường IT.
Quản lý tài nguyênQuản lý tài nguyên hạn chế cho người dùng cá nhân.Quản lý tài nguyên mạnh mẽ cho nhiều người dùng và ứng dụng.
Khả năng ảo hoáHỗ trợ ảo hóa cơ bảnHỗ trợ ảo hóa nâng cao với Hyper-V và các công cụ khác
Bảo mậtCung cấp bảo mật cơ bảnTính năng bảo mật mạnh mẽ như BitLocker, bảo mật mạng, quyền truy cập
Chi phíGiá thấp, phù hợp với người dùng cá nhânGiá cao, dành cho doanh nghiệp và môi trường máy chủ
Bộ nhớHạn chế bộ nhớ RAM (lên tới 128GB đối với Windows 10 Pro)Hỗ trợ bộ nhớ lên đến 24TB

Lưu ý khi sử dụng Windows Server

Khi sử dụng Windows Server, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để tối ưu hiệu suất và bảo mật:

  • Cập nhật thường xuyên: Đảm bảo hệ thống luôn được cập nhật để bảo mật và khắc phục lỗi kịp thời.
  • Quản lý tài nguyên: Phân bổ tài nguyên hợp lý để tránh tình trạng quá tải. Đặc biệt là khi chạy nhiều ứng dụng hoặc máy ảo.
  • Bảo mật: Sử dụng các công cụ bảo mật như tường lửa và mã hóa dữ liệu để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa.
  • Sao lưu định kỳ: Thiết lập chế độ sao lưu dữ liệu để tránh mất mát khi có sự cố.
  • Giám sát và quản lý: Sử dụng các công cụ quản lý như Windows Admin Center để theo dõi và quản lý máy chủ hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng Windows Server
Lưu ý khi sử dụng Windows Server

Lời khuyên là nên có một kế hoạch bảo trì và sử dụng các tính năng tự động hóa để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian.

Câu hỏi thường gặp

Windows Server có thể chạy trên máy tính cá nhân không?

Windows Server được thiết kế chủ yếu cho môi trường doanh nghiệp và máy chủ, không thích hợp để sử dụng trên máy tính cá nhân. Nó yêu cầu phần cứng mạnh mẽ và phần mềm quản lý mạng. Không giống như Windows thông thường dành cho người dùng cá nhân.

Windows Server có yêu cầu phần cứng đặc biệt không?

Có, Windows Server yêu cầu phần cứng mạnh mẽ hơn Windows 10. Tùy vào phiên bản và mục đích sử dụng (ví dụ như ảo hóa). Bạn cần có bộ xử lý đa lõi, bộ nhớ RAM cao, và dung lượng ổ cứng lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Có thể nâng cấp từ Windows Server phiên bản cũ lên phiên bản mới không?

Có thể nâng cấp từ phiên bản cũ lên phiên bản mới của Windows Server. Nhưng việc nâng cấp phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Có thể cần chuẩn bị trước về sao lưu và kiểm tra tính tương thích của phần mềm.

Lời kết

Windows Server không miễn phí. Nó có các phiên bản với nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người dùng, số lượng máy chủ, và các tính năng cần thiết. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, các bạn đã nắm được Windows Server là gì cũng như vì sao nên sử dụng. LANIT còn rất nhiều bài viết công nghệ hữu ích khác, đừng quên theo dõi LANIT nhé!

Mọi người cùng theo dõi:

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!