Data Masking là gì? Vai trò và Cách Thức để Che Dấu Dữ Liệu Hiệu Quả

Data Masking là một kỹ thuật nhằm bảo vệ thông tin nhạy cảm bằng các kỹ thuật sửa đổi ký tự và số để ẩn dữ liệu thực. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu vai trò cũng như các cách để Data Masking hiệu quả nhé!

Data Masking là gì?

Data Masking hay còn gọi là che giấu dữ liệu là kỹ thuật bảo vệ dữ liệu bằng cách sử dụng nội dung đã sửa đổi như ký tự hoặc số. Mục đích của việc che dấu dữ liệu bảo vệ thông tin bí mật, thông tin nhạy cảm không bị lộ ra ngoài.

Data Masking là gì? Vai trò và Cách Thức để Che Dấu Dữ Liệu Hiệu Quả
Data Masking là gì?

Data Masking đã trở thành một giải pháp an ninh mạng hữu ích và đáng tin cậy, vừa giúp giảm rủi ro vi phạm dữ liệu, vừa giúp các tổ chức tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu, duy trì quyền riêng tư dữ liệu đang hoạt động.

Tại sao cần thực hiện Data Masking?

Việc Data Masking có vai trò rất quan trọng với các tổ chức, doanh nghiệp theo nhiều cách, bởi nó cho phép họ:

  • Tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR, CPRA, HIPAA bằng cách loại bỏ nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm. Do đó, kỹ thuật này mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều tổ chức.
  • Giúp bản vệ dữ liệu của tổ chức khỏi các cuộc tấn công mạng, đồng thời vẫn bảo toàn được khả năng sử dụng và tính nhất quán của dữ liệu.
  • Giảm rủi ro liên quan đến chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng của bên thứ 3 hoặc di chuyển dữ liệu lên đám mây.

Dữ liệu nào cần thực hiện Data Masking?

Sau đây là các kiểu dữ liệu cần Data Masking phổ biến hiện nay:

  • Thông tin nhận dạng cá nhân (PII): Bao gồm thông tin như họ tên, số hộ chiếu, giấy phép lái xe, số căn cước công dân,…
  • Thông tin sức khỏe được bảo vệ (PHI): Bao gồm thông tin bảo hiểm, thông tin nhân khẩu học, kết quả xét nghiệm, phòng thí nghiệm, tiền sử bệnh án, tình trang sức khỏe,…
  • Thông tin tài chính: Bao gồm thông tin thẻ tín dụng, thông tin thẻ ngân hàng, mật khẩu
  • Sở hữu trí tuệ: Bao gồm các thông tin về bằng sáng chế, tài liệu có bản quyền, kế hoạch kinh doanh, thiết kế và thông số kỹ thuật.

Các loại Data Masking phổ biến

Sau đây là một số loại Data Masking phổ biến:

Static data masking (SDM) – Che giấu dữ liệu tĩnh

Che giấu dữ liệu tĩnh thường liên quan đến việc tạo một bản sao của cơ sở dữ liệu sản xuất. Dữ liệu gốc sẽ không bị thay đổi, trong khi bản sao được che giấu để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của dữ liệu. Phương pháp này hữu ích trong các trường hợp dữ liệu được chia sẻ với bên thức 3 hoặc được sử dụng trong các môi trường có các biện pháp kiểm soát bảo mật ít nghiêm ngặt hơn.

Dynamic data masking (DDM) – Che giấu dữ liệu động

DDM được sử dụng để bảo vệ, che giấu hoặc chặn quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trong sản xuất. Nó được thực hiện ngay lập tức để phản hồi yêu cầu dữ liệu của người dùng hoặc ứng dụng. Khi dữ kiệu nằm trên nhiều hệ thống nguồn, tính nhất quán của việc che giấu rất khó, nhất là khi xử lý các môi trường khác nhau và nhiều công nghệ khác nhau. Bạn có thể triển khai DDM bằng cách sử dụng Proxy để sửa đổi các truy vấn đến cơ sở dữ liệu gốc và chuyển dữ liệu đã che giấu đến nơi yêu cầu.

Các loại Data Masking phổ biến
Các loại Data Masking phổ biến

Deterministic data masking – Che giấu dữ liệu xác định

Che giấu dữ liệu xác định là với cùng một giá trị đầu vào luôn dẫn đến cùng một giá trị đầu ra được che giấu. Điều này nhằm duy trì tính toàn vẹn tham chiếu trên các tập dữ liệu hoặc bảng cơ sở dữ liệu khác nhau.

On-the-fly data masking – Che giấu dữ liệu tức thời

Che giấu dữ liệu tức thời thường áp dụng khi dữ liệu truyền từ môi trường sản xuất sang môi trường khác như thử nghiệm hoặc phát triển. Để đảm bảo thông tin nhạy cảm được bảo vệ trong suốt quá trình truyền. Đây là giải pháp hữu ích cho các tổ chức/dự án cần di chuyển lên đám mây hoặc tích hợp dữ liệu.

Statistical data obfuscation – Che giấu dữ liệu thống kê

Che giấu dữ liệu thống kê là phương pháp được áp dụng trong che giấu tĩnh hoặc che giấu tức thời, để đảm bảo dữ liệu được che giấu vẫn giữ nguyên các đặc điểm, mẫu thống kê như trong dữ liệu gốc.

Non-Deterministic Data Masking

Che giấu dữ liệu không xác định đưa thêm một mức độ ngẫu nhiên vào quy trình che giấu dữ liệu. Với cùng một giá trị đầu vào có thể dẫn đến các giá trị đầu ra được che giấu khác nhau mỗi lần xử lý. Nó lý tưởng để sử dụng trong trường hợp không yêu cầu tính nhất quán dữ liệu tuyệt đối nhưng cần mức độ ẩn danh dữ liệu mạnh.

Ưu điểm – hạn chế của việc Data Masking

Ưu điểm

  • Bảo mật: Data Masking làm giảm đáng kể nguy cơ vi phạm dữ liệu, kẻ tấn công không thể sử dụng dữ liệu khi được che giấu.
  • Tuân thủ: Data Masking giúp ẩn danh hoặc che giấu dữ liệu đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, giảm rủi ro pháp lý.
  • Quyền riêng tư: Các dữ liệu nhạy cảm được bảo mật an toàn, tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác
  • Chi phí: Che giấu dữ liệu là giải pháp tiết kiệm hơn mã hóa, giảm các chi phí tiềm ẩn liên quan đến vi phạm dữ liệu.
  • Chia sẻ dữ liệu: Doanh nghiệp có thể chia sẻ dữ liệu với các bên thứ 3 mà không cần lo lắng về khả năng bị lộ thông tin nhạy cảm.
  • Cải thiện thử nghiệm và phát triển: Che giấu dữ liệu giúp các nhà phát triển vận hành bằng cách sử dụng các tập dữ liệu thực tế mà không có nguy cơ tiếp xúc dữ liệu nhạy cảm.
  • Giảm mối đe dọa nội bộ: Bằng cách hạn chế quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm, việc che giấu dữ liệu giúp giảm đáng kể nguy cơ sử dụng sai mục đích, rò rỉ hoặc truy cập trái phép từ người dùng nội bộ.
  • Linh hoạt và mở rộng: Che giấu dữ liệu có thể được tận dụng theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng các nhu cầu tổ chức và có thể mở rộng để xử lý các tập dữ liệu ngày càng tăng.

Hạn chế

  • Không phải là kỹ thuật dễ thực hiện trong nội bộ, nhất là khi dữ liệu phức tạp và được quản lý chặt chẽ
  • Là quá trình tốn tài nguyên nhất là với dữ liệu lớn, gây giảm hiệu suất trong quá trình che giấu và khó khăn khi mở rộng quy mô
  • Việc xác định dữ liệu nào cần che giấu tốn thời gian và phức tạp, nhất là với dữ liệu lớn
  • Việc che giấu dữ liệu cần được bảo trì theo thời gian do dữ liệu liên tục thay đổi
  • Có thể khó khăn khi thực hiện các loại phân tích nhất định.

Gợi ý các kỹ thuật Data Masking hiệu quả

Gợi ý các kỹ thuật Data Masking hiệu quả
Các kỹ thuật Data Masking hiệu quả

Giả danh dữ liệu

Là kỹ thuật chuyển đổi một tệp dữ liệu gốc bằng nhiều cách khác nhau để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Quá trình này nhằm ngăn chặn các cá nhân không mong muốn xác định danh tính cá nhân dựa trên dữ liệu của họ, nó bao gồm việc loại bỏ thông tin trực tiếp về danh tính một người, các thông tin mà tin tặc có thể sử dụng để xác định danh tính của một cá nhân. Giúp bảo vệ dữ liệu ẩn danh bằng cách lưu trữ khóa mã hóa và bất kỳ cách thức an toàn nào để khôi phục dữ liệu gốc một cách an toàn và riêng biệt.

Thay thế dữ liệu

Đây là cách che giấu dữ liệu bằng cách thay thế dữ liệu gốc bằng các giá trị khác. Đây là giải pháp hiệu quả, giữ nguyên gữ liệu gốc mà không làm lộ nội dung thực của dữ liệu. Tuy nhiên, thay thế dữ liệu chỉ áp dụng với một số loại dữ liệu nhất định, quá trình triển khai phức tạp, nhưng nó rất hiệu quả để bảo vệ dữ liệu khỏi vi phạm.

Mã hóa dữ liệu

Đây là kỹ thuật che dấu dữ liệu phức tạp và hiệu quả nhất. Kỹ thuật này mã hóa chuyển đổi dữ liệu thô thành định dạng không thể đọc được, người dùng chỉ xem được khi có khóa mã hóa để giải mã dữ liệu. Mã hóa dữ liệu phù hợp với dữ liệu đang hoạt động phải có khả năng phục hồi về dạng ban đầu. Trường hợp khóa mã hóa bị xâm phạm, người dùng không được phép truy cập và giải mã dữ liệu, gây mất an toàn. Do đó cần quản lý khóa an toàn thật cẩn thận.

Xáo trộn dữ liệu

Xáo trộn dữ liệu là kỹ thuật che giấu dữ liệu đơn giản, trộn dữ liệu thành một chuỗi ký tự ngẫu nhiên và không thể nhận dạng. Đây mặc dù là kỹ thuật dễ thực hiện nhưng nó chỉ hoạt động với một số loại dữ liệu nhất định và không phải là kỹ thuật an toàn nhất. Kẻ xấu có thể dễ dàng đảo ngược kỹ thuật này nếu chúng hiểu được thuật toán xáo trộn dữ liệu.

Hủy bỏ dữ liệu

Hủy bỏ dữ liệu là cách che giấu dữ liệu bằng cách áp dụng các giá trị null vào các cột dữ liệu để ngăn chặn người dùng trái phép nhìn thấy dữ liệu thực. Đây là phương pháp dễ triển khai nhưng nó giảm tính toàn vẹn dữ liệu, làm cho việc thử nghiệm và phát treienr dữ liệu trở nên khó khăn hơn.

Thay đổi ngày tháng

Đây là kỹ thuật che giấu làm tăng hoặc giảm trường ngày dựa trên chính sách che giấu dữ liệu đã xác định với phạm vi ngày chấp nhận được. Giúp bạn che giấu ngày tháng thực tế của dữ liệu. Vì cùng một chính sách được áp dụng cho tất cả các giá trị trong một trường nên việc thỏa hiệp một giá trị sẽ dẫn đến thỏa hiệp cho tất cả các giá trị.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của LANIT về Data Masking – một kỹ thuật che giấu dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu tránh bị xâm phạm, tăng cường bảo mật cho dữ liệu của tổ chức. Là công cụ quan trọng trong quản trị dữ liệu, giúp doanh nghiệp/tổ chức bảo vệ thông tin, duy trì lòng tin khách hàng, uy tín thương hiệu.

Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm khi thuê máy chủ ảo, thuê máy chủ vật lý, liên hệ LANIT để được tư vấn sớm nhất!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!