VLSM là gì? Ưu Nhược Điểm và Cách Thức Hoạt Động của VLSM

VLSM là một kỹ thuật chia IP linh hoạt, sử dụng các subnet có độ dài khác nhau trong mạng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng không gian IP. Cùng LANIT tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động, ưu nhược điểm của kỹ thuật VLSM ở bài viết này nhé!

VLSM là gì?

VLSM (Variable Length Subnet Mask) là một kỹ thuật được dùng trong thiết kế mạng IP để tạo các mạng con với các mặt nạ mạng con khác nhau. Mặt nạ mạng con là chuỗi 32 bit gồm các số 1 và 0 xác định số bit của địa chỉ IP được dùng để xác định tiền tố mạng và định danh máy chủ.

VLSM là gì? Ưu Nhược Điểm và Cách Thức Hoạt Động của VLSM
VLSM là gì?

Kỹ thuật này giúp cung cấp cho mỗi mạng con một số lượng IP khác nhau, giảm tình trạng nghẽn mạng và lãng phí IP. Mặt nạ mạng con có độ dài thay đổi, khi VLSM có độ dài sẽ hỗ trợ nhiều máy chủ hơn và có nhiều địa chỉ IP hơn.

Các khái niệm liên quan khác

Subnet Mask là gì?

Subnet Mask hay còn gọi là mặt nạ mạng con là số 32 bit xác định phần mạng của IP, nó được biểu diễn dưới dạng ký hiệu thập phân chấm. Được sử dụng để xác định bit nào của địa chỉ IP thuộc ID mạng và bit nào dành cho ID máy chủ.

Subnetting là gì?

Subnetting hay là chia mạng con là việc chia một mạng IP lớn thành những mạng nhỏ có kích thước khác nhau. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một mặt nạ mạng con cụ thể. Kỹ thuật này giúp sử dụng không gian địa chỉ IP hiệu quả, cải thiện quản lý mạng và tăng hiệu suất.

Supernetting là gì?

Trong khi subnetting chia mạng lớn thành các mạng nhỏ hơn thì Supernetting là một kỹ thuật kết hợp nhiều mạng nhỏ thành một mạng lớn hơn. Kỹ thuật này được sử dụng đẻ giảm số lượng mục nhập bảng định tuyến và cải thiện hiệu suất mạng, nhất là trong các mạng lớn như Internet.

Supernetting thường được gọi là CIDR, loại bỏ sự phụ thuộc vào phân lớp địa chỉ IP cố định và có phép sử dụng mặt nạ mạng linh hoạt hơn.

Cách thức hoạt động của VLSM

Để triển khai VLSM, quản trị viên mạng cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Địa định số lượng máy chủ cần thiết cho mỗi mạng con trong mạng.
  • Bước 2: Chọn Mặt nạ mạng con cho mỗi mạng con dựa trên số lượng máy chủ cần thiết
  • Bước 3: Gán địa chỉ IP mạng cho từng mạng con và máy chủ dựa trên mặt nạ mạng con đã chọn
  • Bước 4: Kiểm tra tính chính xác và tiến hành cấu hình các giao thức dịnh tuyến hỗ trợ VLSM như RIP, phiên bản 2 OSPF, EIGRP hoặc BGP.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật VLSM

Ưu điểm

  • Giảm thiểu lãng phí địa chỉ IP: VLSM cho phép quản trị viên mạng phân bổ địa chỉ IP hiệu quả hơn bằng cách tạo ra các mạng con có kích thước khác nhau.
  • Giảm độ phức tạo của bảng định tuyến: VLSM giúp dễ dàng giảm kích thước cũng như độ phức tạo của bảng định tuyến bằng cách chia các mạng con thành những mạng nhỏ hơn.
  • Cải thiện hiệu suất mạng: VLSM hỗ trợ thiết kế mạng phân cấp, giúp bạn dễ dàng tổ chức mạng thành các mạng con nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Từ đó sẽ cải thiện hiệu suất mạng và khắp phục sự cố nhanh chóng hơn khi phát sinh.
  • Mở rộng linh hoạt: Việc tạo các mạng con có kích thước nhỏ khác nhau tùy vào từng tổ chức. Việc này giúp bạn dễ dàng mở rộng mạng lưới khi phát triển và thích ứng với các yêu cầu kinh doanh thay đổi.

Hạn chế

  • Yêu cầu trình độ kiến thức cao để quản lý mạng với VLSM
  • Tính chính xác của việc tính toán là thách thức lớn khi triển khai VLSM
  • Độ phức tạp và rủi ro trong việc quản lý mạng khi sử dụng VLSM
  • Chỉ có thể triển khai VLSM với các giao thức được hỗ trợ như RIP phiên bản 2, OSPF, EIGRP,…

So sánh sự khác nhau giữa VLSM và FLSM

FLSM (Fixed Lenght Subnet Mask) là kỹ thuật chia mạng con thành các mạng con có kích thước bằng nhau từ một mạng lớn, chúng cùng một độ dài mặt nạ mạng. Phương pháp này thường được áp dụng cho các mạng không yêu cầu tối ưu hóa địa chỉ IP hoặc khi thiết kế mạng đơn giản.

So sánh sự khác nhau giữa VLSM và FLSM
FLSM là gì?

Vậy, VLSM và FLSM khác nhau như thế nào? Theo dõi ngay bảng so sánh sau nhé!

 VLSMFLSM
Mạng conMạng con có kích thước thay đổi với số lượng máy chủ thay đổiTất cả mạng con đều có kích thước bằng nhau với số lượng máy chủ bằng nhau
Địa chỉ IP tương ứngDành cho địa chỉ IP công cộngDành cho địa chỉ Ip riêng tư
Sử dụng mặt nạ mạng conSử dụng nhiều mặt nạ mạng con khác nhauSử dụng cùng một mặt nạ
Cấu hình và quản lýĐơn giản về cấu hình và quản lýPhức tạp hơn
Giao thức định tuyếnHỗ trợ các giao thức định tuyến không có lớpHỗ trợ cả giao thức định tuyến có lớp và không có lớp
Tính linh hoạtCho phép tùy chỉnh kích thước mạng con theo nhu cầu, tính linh hoạt caoÍt linh hoạt hơn do kích thước mạng con cố định, không đáp ứng cho mọi yêu cầu.
Khả năng mở rộngMở rộng tốt hơnHạn chế khả năng mở rộng

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về VLSM – một kỹ thuật chia mạng con mạng lớn giúp tránh lãng phí IP, tối ưu hiệu suất mạng cho hệ thống. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm khi thuê VPS giá rẻ tại LANIT, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!