Lỗ hổng Heartbleed là gì? Tác Động của Heartbleed đến an ninh mạng

Heartbleed là lỗ hổng bảo mật trong thư viên mã nguồn mở OpenSSL, phát hiện năm 2014. Nó gây ra các vấn đề trong hệ thống an ninh mạng. Đọc ngay bài viết dưới đây đề tìm hiểu thêm về lỗ hổng Heartbleed và tác động của nó nhé!

Heartbleed là gì?

Lỗ hổng Heartbleed là một lỗi bảo mật nghiêm trọng trong thư viện mã nguồn mở OpenSSL, nó ảnh hưởng đến hầu hết các ứng dụng web hiện đại. Được phát hiện vào năm 2014, lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công có thể khai thác các giao thức TLS/ SSL. Chúng sẽ sử dụng nó để lừa máy chủ TLS/SSL cung cấp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng, thông tin nhạy cảm khác từ một trang web.

Lỗ hổng Heartbleed là gì? Tác Động của Heartbleed đến an ninh mạng
Lỗ hổng Heartbleed là gì?

Lỗ hổng Heartbleed hoạt động như thế nào?

Lỗ hổng Heartbleed bắt đầu bằng việc xác thực đầu vào không đúng trong qua trình triển khai thiện ích mở rộng TLS heartbeat của OpenSSL. Do thiếu kiểm tra giới hạn trên các trường độ dài, tải trọng trong các yêu cầu Heartbeat, cùng với sự tin tưởng dữ liệu nhận được từ máy khách, máy chủ sẽ phản hồi bằng tải trọng giống hệt, cho biết rằng nó vẫn còn hiện diện.

Lỗ hổng phát sinh do mã OpenSSL không xác thực độ dài tin ngắn Heartbeat đến, kẻ tấn công có thể gửi tin nhắn Heartbeat độc hại với độ dài payload lớn hơn kích thước thực tế của payload. Máy chủ tin tưởng vào độ dài đó và phản hồi bằng phản hồi heartbeat không chỉ chứa payload mà còn chứa tới 64 kilobyte dữ liệu bổ sung từ bộ nhớ của máy chủ. Nó có thể chứa các thông tin nhạy cảm như khóa mã hóa, tên người dùng và mật khẩu cũng như dữ liệu người dùng. Loại tấn công này sẽ không để lại dấu vết và có thể được thực hiện nhiều lần, kẻ tấn công sẽ có được nhiều loại thông tin dữ liệu.

Lỗ hổng Heartbleed nguy hiểm như thế nào?

Lỗ hổng Heartbleed có mức độ nguy hiểm cực lớn, nó có thể dẫn đến những tác hại khôn lường cho cả hệ thống an ninh mạng và người dùng. Bởi những lý do sau:

  • Lỗ hổng Heartbleed làm rò rỉ thông tin nhạy cảm mà không cần xác thực: Heartbleed cho phép kẻ tấn công truy cập trực tiếp vào bộ nhớ của máy chủ mà không cần xác thực, kẻ tấn công có thể đánh cắp các thông tin quan trọng như private key, tên người dùng, mật khẩu, cookie, Thông tin cá nhân, email hoặc thông tin thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng,…
  • Tấn công không để lại dấu vết: Đây là điều nguy hiểm nhất khiến nó khó phát hiện. Khiến cho quản trị viên rất khó biết được hệ thống đã bị tấn công hay chưa để ngăn chặn và khắc phục.
  • Dễ khai thác: Chỉ bằng gửi các yêu cầu heartbeat đặc biệt đến máy chủ OpenSSL bị ảnh hưởng, kẻ tấn công đã có thể khai thác lỗ hổng này một cách dễ dàng. Nó không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, hoặc chuyên sâu nên khiến nó trở nên phổ biến và dễ bị khai thác trên quy mô lớn.

Tác động của Lỗ hổng Heartbleed đến an ninh mạng

Lỗ hổng bảo mật lan rộng: Heartbleed là lỗ hổng khai thác trên thư viện mã nguồn mở OpenSSL, trong đó OpenSSl được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để bảo vệ các kết nối an toàn trên Internet. Vì vậy, tác động của lỗ hổng Heartbleed sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu website và hệ thống, chứng minh rủi ro lan rộng liên quan đến một lỗ hổng duy nhất trong phần mềm được sử dụng rộng rãi này.

Tác động của Lỗ hổng Heartbleed đến an ninh mạng
Tác động của Lỗ hổng Heartbleed đến an ninh mạng

Nâng cao nhận thức về bảo mật mật mã: Qua sự cố này, người dùng, các nhà phát triển và tổ chức cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo mật mật mã và cần kiểm tra thường xuyên các giao thức bảo mật để giảm thiểu các lỗ hổng để kẻ tấn công lợi dụng khai thác.

Tăng cường nhu cầu kiểm tra nguồn mở và cập nhật bảo mật: Do bản chất mã nguồn mở của OpenSSL, Heartbleed nhấn mạnh nhu cầu kiểm tra bảo mật nghiêm ngặt, tăng cường kiểm tra, cập nhật hệ thống, để chủ động ứng phó với các sự cố một cách hiệu quả.

Tăng cường hợp tác giữa các cộng đồng an ninh: Phản ứng toàn cầu với lỗ hổng Heartbleed đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu an ninh mạng, các tổ chức và chính phủ để giải quyết và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh.

Tập trung vào quản lý khóa mã hóa: Qua sự cố về lỗ hổng Heartbleed đã cho thấy vai trò của quản lý khóa mã hóa, và các tổ chức cần có các biện pháp và công nghệ tiên tiến để quản lý và luân chuyển khóa để ngăn ngừa các lỗ hổng tương tự xảy ra.

Thúc đẩy áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ: lỗ hổng Heartbleed đã phần nào thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hơn cho hệ thống như quét lỗ hổng thường xuyên, quản lý bản vá và sử dụng các giao thức bảo mật nâng cao để chủ động phòng ngừa các cuộc tấn công từ lỗ hổng trên hệ thống.

Cách phát hiện lỗ hổng Heartbleed

Nếu bạn là quản trị viên hệ thống, bạn có thể sử dụng các công cụ tích hợp và công cụ của bên thứ ba để phát hiện lỗ hổng Heartbleed như sau:

Sử dụng các công cụ phát triển:

Các công cụ này hoạt động bằng cách mô phỏng yêu cầu nhịp tim có thể kích hoạt lỗ hổng, kiểm tra xem hệ thống có rò rỉ bộ nhớ để phản hồi hay không.

  • Máy quét trực tuyến: Các trang như Qualys SSL Labs cung cấp dịch vụ miễn phí để kiểm tra các trang về nhiều lỗ hổng SSL/TLS, gồm cả Heartbleed.
  • Công cụ dòng lệnh: Công cụ dòng lệnh như OpenSSL có thể được dùng để kiểm tra thủ công máy chủ về lỗ hổng Heartbleed.

Giám sát lưu lượng mạng

Các chuyên gia bảo mật có thể sử dụng các công cụ giám sát mạng để theo dõi các dấu hiệu của tấn công Heartbleed như khối lượng dữ liệu bất thường được truyền đi sau khi có yêu cầu heartbeat.

  • IDS (Intrusion Detection Systems): IDS có thể được cấu hình để phát hiện các dấu hiệu của một cuộc tấn công Heartbleed thông qua việc phân tích tải trọng gói tin để tìm phản hồi nhịp tim bất thường.
  • SIEM (Security Information and Event Management): Hệ thống SIEM tổng hợp nhật ký và dữ liệu mạng để cung cấp cái nhìn toán diện về bảo mật, có thể được điều chỉnh để cảnh báo về các chỉ số xâm phạm, bao gồm những chỉ số liên quan đến khai thác lỗ hổng Heartbleed.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về lỗ hổng Heartbleed – một lỗ hổng nguy hiểm với an ninh mạng toàn cầu được phát hiện năm 2014. Với những tác động mạnh mẽ mà nó gây ra, các nhà phát triển và tổ chức đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo mật và quản lý khóa bảo mật để bảo vệ các trang web dễ bị tấn công và giảm thiểu rủi ro bảo mật liên quan đến Heartbleed.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!