EPROM là gì? Ưu Nhược Điểm và Ứng Dụng của EPROM

EPROM là chip bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình, lưu giữ dữ liệu khi tắt nguồn. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng yêu cầu đọc-ghi dữ liệu thường xuyên. Tìm hiểu chi tiết về EPROM này ở bài viết dưới đây nhé!

EPROM là gì?

EPROM hay còn được gọi là EROM viết bắt bởi erasable programmable read-only memory – bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình xóa được. Đây là một loại chip bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình PROM, có thể giữ lại dữ liệu khi tắt nguồn. Bộ nhớ máy tính có thể truy xuất dữ liệu đã lưu trữ sau khi tắt nguồn và bật lại được gọi là bộ nhớ bất biến.

Eprom La Gi
EPROM là gì?

Để lập trình EPROM, các mạch điện chuyên dụng được dùng để nạp thông tin vào các ô nhớ. Quá trình này yêu cầu một thiết bị lập trình EPROM là EPROM programmer.

Để xóa dữ liệu trong EPROM, chỉ cần chiếu ánh sáng tia cực tím UV lên cửa sổ trong suốt nằm trên con chip. Lúc này, các điện tích lưu trữ trong bộ nhớ bị giải phóng và toàn bộ dữ liệu trong EPROM được xóa, cho phép lập trình lại.

Tính năng chính của EPROM

  • EPROM có thể xóa và ghi dữ liệu nhiều lần
  • EPROM có chi phí rẻ và dễ sử dụng
  • Cung cấp mức độ tin cậy và bảo mật cao hơn các loại bộ nhớ không mất dữ liệu khác
  • Với gói EPROM trong suốt, bạn có thể nhìn thấy mạch tích hợp bên trong
  • EPROM có thể lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài, từ 10 – 20 năm
  • Khi EPROM ở trạng thái trống, dữ liệu của mỗi đơn vị lưu trữ bên trong là “1”.

Ứng dụng của EPROM

EPROM thường được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử và hệ thống yêu cầu lưu trữ dữ liệu cố định nhưng có khả năng sửa đổi như các hệ thống nhúng, bo mạch chủ của máy tính và các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, máy chơi game, thiết bị công nghiệp,…Chúng tương đối rẻ và có thể lập trình lại khi cần.

Ưu điểm – hạn chế của EPROM

Ưu điểm của EPROM:

  • Đây là loại chip không dễ bay hơi, nên nó có thể giữ nguyên bộ nhớ ngay cả khi không có nguồn điện
  • Không cần bộ nhớ ngoài
  • EPROM làm việc rất hiệu quả
  • Có khả năng lập trình lại, dữ liệu có thể bị xóa và lập trình lại nhiều lần

Hạn chế của EPROM

  • EPROM xóa dữ liệu bằng tia cực tím, nó không thể thực hiện được bằng tín hiệu điện
  • Mức tiêu tự điện năng tĩnh cao
  • Xóa dữ liệu EPROM tốn thời gian
  • Nếu xóa các byte dữ liệu trong EPROM, toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa, nên bạn không thể xóa cac byte được.

So sánh EPROM với EEPROM

EEPROM viết tắt bởi Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory là bộ nhớ bán dẫn không mất dữ liệu, có thể lập trình và xóa bằng tín hiệu điện. Dữ liệu được lưu trong EEPROMsẽ không bị mất đi khi thiết bị bị tắt nguồn.

So sánh EPROM với EEPROM
So sánh EPROM với EEPROM

EPROM và EEPROM đều là hai loại bộ nhớ bán dẫn chỉ đọc có khả năng lập trình và xóa nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác biệt về khả năng lập trình lại, cách thức hoạt động và ứng dụng. Cụ thể:

Khả năng xóa dữ liệu

  • EPROM: Dữ liệu có thể được xóa bằng cách chiếu tia UV vào cửa sổ thạch anh trong suốt trên chip. Quá trình này thường khá mất thời gian và yêu cầu một thiết bị chuyên dụng chiếu tia UV.
  • EEPROM: Dữ liệu có thể được xóa bằng điện, giúp quá trình xóa dễ dàng và nhanh hơn nhiều. Nó cho phép xóa từng bit hoặc byte thay vì xóa toàn bộ như EPROM.

Cách lập trình lại

  • EPROM: Dữ liệu trong EPROM có thể được lập trình lại bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng, thông qua việc nạp điện áp cao vào chip. Và nó điều này cần thực hiện lại sau mỗi lần xóa chip.
  • EEPROM: Có thể được lập trình lại dễ dàng bằng tín hiệu điện. Không cần thiết bị chiếu và dữ liệu có thể được lập trình lại trực tiếp trên hệ thống.

Tốc độ xóa và lập trình

  • EPROM: Tốc độ xóa chậm do phải dùng tia UV và cần thiết bị chuyên dụng để lập trình lại
  • EEPROM: Tốc độ xóa nhanh hơn và lập trình có thể thực hiện từng phần và sử dụng tín hiệu điện.

Tuổi thọ và số lần lập trình lại

  • EPROM: Cho phép xóa và lập trình lại khoảng vài ngàn lần trước khi xuống cấp và tính ổn định kém
  • EEPROM: Cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu lần, do quá trình xóa và lập trình điện ít gây ảnh hưởng.

Ứng dụng:

  • EPROM: Thường được ứng dụng trong các phần mềm không cần thay đổi dữ liệu thường xuyên như lưu trữ firmware hoặc các hệ thống nhúng cố định. Phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu dữ liệu ổn định, nhưng không cần thay đổi dữ liệu thường xuyên.
  • EEPROM: Được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đòi hỏi thay đổi dữ liệu thường xuyên như các bộ nhớ lưu trữ cấu hình, thẻ thông minh, bộ điều khiển nhúng và các thiết bị yêu cầu lưu trữ trạng thái.

Giá cả và công nghệ

  • EPROM: Giá Rẻ hơn so với EEPROM do công nghệ chế tạo đơn giản hơn. Tuy nhiên, do đòi hỏi thiết bị xóa tia UV chuyên dụng nên nó khó sử dụng trong các ứng dụng cần thay đổi dữ liệu thương xuyên.
  • EEPROM: Giá cao hơn EPROM do công nghệ phức tạp hơn. Nhưng nhờ tính linh hoạt, tiện lợi trong việc xóa – lập trình nên nó được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều thiết bị hiện đại.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ bạn chi về về khái niệm, ưu nhược điểm, ứng dụng của EPROM – là bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình xóa được. Đồng thời, cung cấp thông tin về sự khác nhau giữa EPROM và EEPROM. Ngoài ra, khi tìm hiểu về EPROM, bạn có thể tham khảo thêm về Ổ cứng SSD để biết thêm về công nghệ ổ cứng hiện đại này nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!