IaC là gì?
IaC viết tắt bởi Infrastructure as Code là phương pháp quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT bằng Mã thay vì các thao tác thủ công. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu năm 2009 bởi công ty DevOps Puppet và là nền tảng cho một số công ty công nghệ như Ansible, Chef, Salt,…Sau này IaC được thúc đẩy bởi Terraform.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã tạo ta các khuôn khổ cấu hình riêng của họ để đơn giản hóa và tự động hóa việc sắp xếp và quản lý cơ sở hạ tầng. Trong mỗi khuôn khổ sẽ có các quy ước và cú pháp cấu hình riêng, IaC bao gồm khai báo tài nguyên, biến đầu vào, giá trị đầu ra, cài đặt cấu hình và các tham số khác, nó chứa tất cả các cấu hình cần thiết để khởi động cơ sở hạ tầng, mạng, cân bằng tải và IAM.
Công cụ phổ biến cho IaC
Sau đây là các công cụ phổ biến của IaC:
1. Terraform: Đây là công cụ mã nguồn mở, trao quyền cho người dùng để diễn đạt cấu hình cơ sở hạ tầng qua cú pháp khai báo. Nó nổi bật với tính linh hoạt với khả năng mở rộng hỗ trợ cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây và môi trường tại chỗ liền mạch.
2. AWS CloudFormation: Công cụ này cung cấp phương tiện mạnh mẽ để thực hiện và cung cấp cơ sở hạ tầng AWS dưới dạng mã. Nó tận dụng các mẫu JSON hoặc YAML để phác thảo tài nguyên và sự phụ thuộc một cách tinh tế, giúp đơn giản việc quản lý tài nguyên AWS.
3. Ansible: Là công cụ tự động hóa mã nguồn mở đa năng, hữu ích. Nó biết cách tự phân biệt mình bằng cách sử dụng các tập lệnh YAML dễ hiểu và dễ đọc để hợp lý hóa việc tự động hóa các tác vụ cấu hình, triển khai và điều phối trên nhiều hệ thống và nền tảng đám mây khác nhau.
4. Azure Resource Manager Templates ARM: Đây là giải pháp IaC của Microsoft Azure, dựa trên các tệp JSON đóng gói các định nghĩa về tài nguyên Azure và sự phụ thuộc của chúng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp cơ sở hạ tầng liền mạch trên nền tảng đám mây Azure.
5. Netreo: Là nền tảng toàn diện để tự động hóa và giám sát cơ sở hạ tầng CNTT. Kho dữ liệu mở rộng bao gồm các tính năng như giám sát mạng, quản lý cấu hình và tự động hóa, khiến nó trở thành công cụ không thể thiếu trong IaC.
6. Puppet: Công cụ này được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý cấu hình và tự động hóa hạ tầng, sử dụng Puppet DSL để mô tả cấu hình. Puppet hỗ trợ mô hình agent-master và có thể mở rộng qua các module và hỗ trợ đa nền tảng.
7. Chef: Công cụ này sử dụng mô hình agent-master để quản lý hạ tầng. Sử dụng Ruby DSL để mô tả các “cookbooks” và “recipes” – những tập lệnh mô tả cách cấu hình hệ thống. Có tính tự động hóa cao, hữu ích cho quản lý cấu hình và hạ tầng.
IaC hoạt động như thế nào?
Quy trình IaC thường bao gồm ba bước sau:
Nhà phát triển tạo ra các thông số kỹ thuật cho cơ sở hạ tầng mong muốn bằng ngôn ngữ dưới dạng mã, sử dụng các tệp cấu hình hoặc tập lệnh. Nó sẽ mô tải các thành phần của máy chủ, mạng, bộ nhớ, cơ sở dữ liệu, cân bằng tải.
Các công cụ IaC như Terraform, Ansible sẽ đọc các tệp này và dịch chúng thành các lệnh API để tạo, cấu hình và quản lý tài nguyên trên các nền tảng đám mây hoặc hệ thống vật lý. Các công cụ IaC cũng sẽ theo dõi trạng thái của chúng để biết được sự khác biệt giữa trạng thái mong muốn và thực tế. Dựa vào đó sẽ có những thay đổi cần thiết.
Nền tảng IaC sẽ triển khai và cấu hình hạ tầng tự động hóa và thực hiện nhiều lần, cho phép triển khai môi trường phát triển, thử nghiệm và sản xuất đồng nhất. IaC sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát phiên bản như Git để theo dõi các thay đổi hạ tầng theo thời gian. Giúp dễ dàng quản lý và khôi phục các thay đổi, nhất là khi cần khắc phục lỗi và quay lại phiên bản trước.
Một số công cụ hỗ trợ việc kiểm thử hạ tầng như Ansible, nó đảm bảo hạ tầng hoạt động chính xác trước khi đưa vào sản xuất. IaC cho phép tái sử dụng các thành phần cấu hình hạ tầng qua nhiều môi trường khác nhau, giúp dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết.
Lợi ích của IaC
Với quy trình tự động, IaC giúp các doanh nghiệp quản lý nhu cầu cơ sở hạ tầng CNTT theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể nó mang lại một số lợi ích sau:
Tính nhất quán: IaC giúp cải thiện tính nhất quán và giảm lỗi xảy ra trong quá trình cấu hình thủ công. Nó cũng loại bỏ bất kỳ sự trôi dạt câu hình hoặc môi trường bằng cách mã hóa và ghi lại thông số cấu hình của bạn. Nó giúp tránh các thay đổi cấu hình không được ghi lại, tùy ý.
Giảm chi phí: IaC cho phép quản lý máy ảo theo chương trình, loại bỏ nhu cầu cấu hình và cập nhật phần cứng thủ công. Giúp bạn tiết kiệm được chi phí cơ sở hạ tầng vì cần ít nhân viên quản lý hơn, không cần mua phần cứng mới, mà tập trung nguồn lực vào các nhiệm vụ quan trọng mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần chi trả cho các tài nguyên đang sử dụng.
Tính hiệu quả: Mã hóa cơ sở hạ tầng của bạn cung cấp cho bạn một mẫu để cung cấp, đơn giản hóa cấu hình, bảo trì và quản lý hệ thống. Nó tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt có thể lặp lại và mở rộng, điều này có nghĩa là DevOps đẩy nhanh các bước phát triển phần mềm, dẫn đến nhiều ứng dụng được phát hành mỗi ngày.
Tốc độ: IaC biến công việc cung cấp trở nên đơn giản hơn để chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Do đó, việc triển khai ứng dụng không còn phải chờ cơ sở hạ tầng nữa và phần mềm mới được phát hành nhanh hơn.
Giảm thiểu rủi ro: IaC ủng hộ việc kiểm soát phiên bản để các tệp cấu hình của bạn nằm trong quyền kiểm soát nguồn, từ đó giúp giảm rủi ro hiệu quả.
Cách triển khai thực hiện IaC hiệu quả
Việc triển khai IaC là quá trình phức tạp và tốn thời gian nhưng nó lại mang đến cho doanh nghiệp bạn những lợi ích lớn. Trong quá trình triển khai, cần tuân thủ một số nguyên tắc và thực hành tốt nhằm tối ưu hóa quy trình tự động hóa hạ tầng, đảm bảo tính nhất quán, bảo mật, và dễ quản lý.
Để triển khai IaC thành công, bạn cần thực hiện các công việc sau:
Chọn công cụ IaC phù hợp: Mỗi công cụ IaC đáp ứng các nhu cầu khác nhau do vậy, bạn cần lựa chọn được công cụ IaC phù hợp với mục tiêu, khả năng cơ sở hạ tầng của bạn. Bạn cần cân nhắc đến các yêu tố như nhà cung cấp đám mây, ngăn xếp công nghệ hiện có và mức độ quen thuộc của nhóm với một công cụ đó.
Hiểu cú pháp và phương pháp của các công cụ: Mỗi công cụ sẽ có ngôn ngữ riêng để xác định cấu hình cơ sở hạ tầng. Làm quen với ngôn ngữ và nguyên tắc của công cụ sẽ giúp bạn viết mã IaC hiệu quả hơn.
Hãy thực hành với một dự án mẫu: Để giảm thiểu những rủi ro, một thông lệ tốt trước khi bắt đầu triển khai IaC, bạn nên thực hiện ở một dự án mẫu quy mô nhỏ hơn. Chọn một thành phần cơ sở hạ tầng cụ thể hoặc tập con của cơ sở hạ tầng tổng thể để áp dụng các nguyên tắc của IaC. Giúp bạn có cơ hội để điều chỉnh các thông lệ IaC và giải quyết các vấn đề trước khi mở rộng ra quy mô lớn hơn.
Các trường hợp sử dụng IaC cụ thể
Sau đây là một số trường hợp sử dụng IaC phổ biến hiện nay:
- Triển khai đám mây: Việc triển khai đám mây có thể được xử lý thông qua các tệp mẫu thay gì lặp lại thủ công, giúp giảm thời gian và đảm bảo triển khai đúng cách.
- Phát triển phần mềm: IaC đảo bảo môi trường phát triển phần mềm được cấu hình thống nhất trên các thành phần và cho tất cả người dùng, giảm lỗi và thời gian triển khai hoặc cấu hình.
- Quản lý cơ sở hạ tầng đám mây: Với IaC, các hoạt động quản lý đám mây được tự động hóa, bao gồm cấu hình và cung cấp các thành phần cơ sở hạ tầng đám mây.
- Kiểm tra cơ sở hạ tầng: IaC giúp xây dựng môi trường thử nghiệm sao chép và phản ánh chính xác các hệ thống sản xuất.
- Giám sát tài nguyên: Giám sát tài nguyên CNTT như tài nguyên đám mây là việc rất quan trọng. IaC đảm bảo các giải pháp giám sát được cấu hình đúng, cập nhật và hỗ trợ giám sát liên tục.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về IaC – phương pháp quản lý và cung cấp hạ tầng IT thông qua mã. IaC cung cấp cách triển khai tài nguyên phần cứng nhanh chóng và tự động hóa. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích khi bạn mới tìm hiểu về IaC. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn dịch vụ máy chủ ảo VPS, liên hệ ngay LANIT nhé!