DHCP là gì? DHCP Server là gì? Ưu Điểm hạn Chế và Cách Hoạt Động

DHCP là máy chủ mạng để cung cấp tới người dùng địa chỉ IP cho các thiết bị mạng. Bài viết này, LANIT sẽ chia sẻ chi tiết về DHCP Server nhé!

DHCP là gì? DHCP Server là gì?

DHCP viết tắt của “Dynamic Host Configuration Protocol” là một máy chủ mạng dùng để cung cấp tới người dùng địa chỉ IP cho các thiết bị mạng. Nếu không có DHCP, các thiết bị truy cập trên internet không có địa chỉ để phân biệt danh tính và giao tiếp với nhau.

DHCP là gì? DHCP Server là gì? Ưu Điểm hạn Chế và Cách Hoạt Động
DHCP là gì? DHCP Server là gì?

Không chỉ phân phối và theo dõi địa chỉ IP, DHCP còn có khả năng thiết lập mối quan hệ giữa IP và tên miền. Vì thế, có thể nói DHCP Server rất quan trọng trong hệ thống mạng.

DHCP được hoạt động như thế nào?

DHCP Server có cách thức hoạt động khá đơn giản và dễ hiểu. Giao thức này vận hành theo nguyên tắc tự động hoá nên không tốn quá nhiều công sức của người quản trị. Khi thiết bị cần truy cập vào internet gửi tới máy chủ DHCP 1 yêu cầu, máy chủ sẽ tự động gán IP khả dụng cho thiết bị đó. Sau khi được gán địa chỉ IP, thiết bị cần truy cập gửi thêm 1 thông báo để DHCP xác nhận thiết bị đã có IP để truy cập vào mạng. Đồng thời. DHCP cũng gửi thêm các thông tin liên quan tới thời gian sử dụng địa chỉ IP.

DHCP được hoạt động như thế nào?
DHCP được hoạt động như thế nào?

Để triển khai hiệu quả giao thức cấu hình máy chủ, bạn cần phải nắm được các thuật ngữ thường được sử dụng trong DHCP:

  • DHCP Client: Là thiết bị yêu cầu truy cập vào mạng internet. DHCP Client sẽ nhận địa chỉ IP từ máy chủ để kết nối và sử dụng mạng. DHCP Client có thể là: máy tính, tivi, điện thoại, máy in,…
  • DHCP Server: Là nơi tiếp nhận các yêu cầu được gửi đến từ Client, sau đó gán địa chỉ IP khả dụng và riêng biệt cho từng thiết bị.
  • Binding: Là thông tin liên quan tới cấu hình máy chủ và được quản lý bởi DHCP Server.
  • DHCP Lease: Là thời gian địa chỉ IP được sử dụng trước khi hết hạn và cần cấp IP mới.
  • DHCP Relay Agents: Thường gặp ở các hệ thống mạng có quy mô lớn và kết cấu phức tạp. Đóng vai trò trung gian để kết nối máy chủ và máy trạm.

Đánh giá ưu và nhược điểm của DHCP

Dưới đây là đánh giá về ưu và nhược điểm của DHCP:

Ưu điểm

Máy chủ DHCP sở hữu nhiều ưu điểm được người dùng đánh giá cao như sau:

  • Tự động gửi địa chỉ IP tới các thiết bị yêu cầu truy cập mạng, giúp tiết kiệm thời gian để quản trị viên có thể làm được nhiều công việc khác nữa.
  • Máy chủ DHCP không bao giờ gán trùng địa chỉ IP cho nhiều thiết bị nên hạn chế xảy ra những xung đột giữa các Client.
  • DHCP cho phép quản lý mạng và các địa chỉ IP trên cùng 1 hệ thống nên việc quản lý, giám sát trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời, quản trị viên cũng có thể thay đổi cấu hình mạng để nâng cấp hạ tầng cho khách hàng.
  • DHCP có khả năng cung cấp nhiều địa chỉ IP đến nhiều thiết bị chỉ trong vài giây. Đảm bảo cho thiết bị truy cập vào internet một cách nhanh chóng.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì giao thức DHCP cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như:

  • Đôi khi, DHCP sẽ gửi đến thiết bị yêu cầu truy cập mạng địa chỉ IP động. Địa chỉ này không thực sự hiệu quả đối với Client cần truy cập mạng thường xuyên mà chỉ phù hợp với thiết bị ít tham gia internet.
  • Đối với quy mô mạng rộng lớn như văn phòng, doanh nghiệp thì sử dụng DHCP cho các thiết bị không mang lại hiệu quả cao. Vì thế, giao thức cấu hình máy chủ động thường dùng cho các thiết bị ở hộ gia đình nhiều hơn.
  • DHCP có nguy cơ gặp phải những cuộc tấn công gây mất khả năng bảo mật thông tin của các thiết bị.

Làm thế nào giúp bảo mật DHCP Server?

Mỗi kiểu tấn công vào DHCP cần thiết lập một kế hoạch khác nhau để bảo mật thông tin. Vậy, làm cách nào để bảo mật cho DHCP Server?

  • Với kiểu tấn công DDoS gây tắc nghẽn mạng, bạn có thể sử dụng các dịch vụ chống DDoS để ngăn cản sự tấn công và bảo vệ thông tin.
  • Với kiểu tấn công bằng cổng máy chủ giả mạo, bạn nên ngăn chặn bằng Switch – bộ chuyển mạch.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo mật thông tin cho DHCP Server bằng những cách sau: quét virus thường xuyên, không tải phần mềm hay truy cập các trang web đáng ngờ, thường xuyên lưu trữ lại dữ liệu quan trọng,…

Kết luận

Trên đây là những thông tin về DHCP Server cũng như vai trò và cách thức hoạt động của Dhcp. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới Cách Cấu Hình DHCP Server Trên Windows, Router Cisco & Switch Layer 3 thì tham khảo bài viết tại đây. Ngoài ra, cần tư vấn hoặc có nhu cầu mua VPS hoặc thuê server giá rẻ, liên hệ ngay LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!