Gợi ý Cách Kiểm Soát IP Blacklisting Cho Email Server Hiệu Quả

IP blacklisting rất phổ biến khi quản lý email Sever. Vì vậy, bài viết này, LANIT sẽ chia sẻ cách kiểm soát IP blacklisting cho máy chủ email hiệu quả.

IP Blacklisting là gì?

IP Blacklisting là quá trình chặn hoặc hạn chế truy cập vào một địa chỉ IP cụ thể. Điều này xảy ra khi IP có hành vi đáng ngờ như gửi spam, tấn công mạng hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Khi một IP bị cho vào danh sách đen, nó sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các dịch vụ trực tuyến như Email Server. Email được gửi từ địa chỉ IP bị cho vào danh sách đen sẽ có thể bị từ chối hoặc bị cho vào mục thư Spam của người nhận.

Gợi ý Cách Kiểm Soát IP Blacklisting Cho Email Server Hiệu Quả
IP Blacklisting là gì?

Nguyên nhân và hậu quả của việc IP bị cho vào Blacklist

IP bị đưa vào danh sách đen có thể xuất phát bởi các lý do sau:

  • Địa chỉ IP của bạn gửi một lượng lớn email không mong muốn (Spam)
  • Hệ thống bảo mật kém nên bị lợi dụng để gửi spam hoặc thực hiện các hoạt động độc hại.
  • Máy tính hoặc máy chủ của bạn bị nhiễm phần mềm độc hại, kẻ xấu sẽ lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi gian lận.
  • Do bị người dùng báo cao email của bạn là Spam và không mong muốn
  • Không sử dụng các tiêu chuẩn xác thực email như SPF, DKIM và DMARC có thể làm tăng khả năng IP bị đưa vào danh sách đen.

Việc IP bị cho vào danh sách Blacklist sẽ gây ra một số hậu quả như:

  • Giảm tỷ lệ gửi email thành công do thư không đến được với người nhận hoặc bị cho vào mục Spam
  • Ip bị cho vào Backlist sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng và làm giảm khả năng tương tác với khách hàng, đối tác.
  • Việc gỡ IP ra khởi Blacklist sẽ tốn thời gian, chi phí và công sức, cần sự can thiệp của chuyên gia.

Gợi ý cách Kiểm soát Ip Blacklisting Cho Email Server

Dưới đây là một số cách để kiểm soát và ngăn chặn việc IP của bạn bị đưa vào danh sách đen:

  • Cấu hình DNS đúng cách với các tiêu chuẩn xác thực mail như SPF, DKIM, DMARC.
  • Loại bỏ các email không hợp lệ hoặc không còn hoạt động, đồng thời sử dụng hệ thống xác nhận mail
  • Theo dõi lưu lượng email và kiểm tra các dấu hiệu bất thường, sử dụng dịch vụ giám sát Blacklisting
  • Giới hạn số lượng email gửi đi trong một thời gian cụ thể.
  • Không mua danh sách email từ Internet, nó tồn tại nhiều rủi ro cho bạn.
  • Cập nhật phần mềm và hệ thống định kỳ để tránh lỗ hổng bảo mật
  • Kết nối với các tổ chức quản lý IP Backlist để biết tại sao IP của bạn có trong danh sách đen và cách gỡ bỏ
  • Sử dụng các dịch vụ Email chuyên nghiệp như dịch vụ Email Server Riêng tại LANIT để giảm thiểu trường hợp bị cho vào danh sách đen. Bởi hệ thống Email Server của LANIT có cài đặt sẵn các Phần mềm AntiVirus, AntiSpam, Cài đặt DKIM, SPF, PTR giúp email của bạn có tỷ lệ gửi thành công cao, giúp hạn chế tình trạng spam, virus. Hệ thống Email Server cũng được tích hợp sẵn IMAP, POP3 và SMTP giúp quá trình gửi – nhận Email an toàn.
Gợi ý cách Kiểm soát Ip Blacklisting Cho Email Server
Dịch vụ Email Server riêng tại LANIT chuyên nghiệp

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ E-mail Blacklist Checker – công cụ giúp bạn tránh tình trạng địa chỉ IP của bạn bị đưa vào danh sách đen. Nó giúp theo dõi xem địa chỉ IP của bạn có bị thêm vào danh sách Spam hay không và cách giải quyết nhanh chóng. E-mail Blacklist Checker là công cụ miễn phí và thân thiện với người dùng, cung cấp Trình kiểm tra thư rác Email và có Domain Reputation Analyser – một công cụ để phân tích danh tiếng của tên miền.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ các cách để kiểm soát IP Blacklisting cho Email Server hiệu quả. Hy vọng rằng với những cách trên giúp bạn sử dụng Email hiệu quả trong quá trình marketing của mình mà không bị cho vào danh sách đen. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang cần đến các giải pháp Email doanh nghiệp, Email Server riêng, liên hệ ngay với LANIT nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!