Sdk là gì?
SDK viết tắt của Software Development Kit – có nghĩa là Bộ công cụ phát triển phần mềm. SDK dùng để xây dựng phần mềm cho một nền tảng mà ở đó, nhà phát triển có thẻ xây dựng ứng dụng tích hợp với các dịch vụ của các đối tác khác.
SDK bao gồm tài liệu, giao diện lập trình ứng dụng (API), mẫu theme, thư viện và quy trình. Đồng thời cung cấp các hướng dẫn sử dụng và tích hợp vào ứng dụng của họ. Giúp các nhà phát triển tạo công cụ hiệu quả dựa vào bộ công cụ có sẵn thay vì phải bắt đầu từ đầu.
SDK có hai loại:
- SDK nguồn mở: Công chúng có quyền truy cập.
- SDK nguồn đóng: Được bảo vệ chặt chẽ và không dễ truy cập.
Đặc điểm của một SDK tốt
SDK Mobile thiết kế nhằm phục vụ tổ chức, mang lại giá trị cho các doanh nghiệp và nhà phát triển, SDK cần có các đặc điểm sau:
- Dễ sử dụng: SDK thiết kế làm sao cho các nhà phát triển dễ sử dụng, dễ tích hợp ứng dụng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
- Tài liệu dễ hiểu: Điều này nhằm giải thích cách hoạt động và sử dụng một SDK trong nhiều tình huống.
- Tính năng đa dạng: SDK cung cấp đầy đủ tính năng linh hoạt đáp ứng nhu cầu mà không cần phải viết lại nhiều mã nguồn.
- Hiệu suất: SDK tốt thì sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của mobile (bao gồm mức tiêu thụ CPU, pin và dữ liệu). SDK cần được tối ưu hóa để đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà trên các thiết bị khác nhau.
- Tính Tương thích: SDK cần có tính tương thích cao với các SDK khác, tạo ra hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ.
Một SDK tốt không chỉ cần hoạt động tốt mà còn phải đảm bảo hoạt động mượt mà, đáp ứng công việc hiệu quả.
Lợi ích của SDK với thương hiệu doanh nghiệp
Lợi ích của SDK mobile đối với thương hiệu doanh nghiệp sẽ được LANIT chia sẻ ngay sau đây:
Tích hợp Nhanh và Chu kỳ Bán Hàng Tối ưu:
Sử dụng SDK di động giúp tăng tốc quá trình tích hợp vào hệ thống công nghệ hiện có của khách hàng. Từ đó rút ngắn chu kỳ bán hàng, thực hiện nhiều giao dịch nhanh chóng và hiệu quả.
Phát triển hiệu quả – Triển khai nhanh:
Với sự phát triển mạnh mẽ các ứng dụng di động như hiện nay thì việc viết mã ngay từ đầu cho mọi chức năng rất mất thời gian và gây nhiều phiền toái mà có khi lại không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, với một SDK sẵn có sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Bạn có thể tận dụng nguồn lực đó để tập trung phát triển và triển khai ứng dụng dựa trên SDK có sẵn.
Tích hợp dễ dàng các dịch vụ khác
SDK cho phép tích hợp nhanh chóng các dịch vụ và công cụ khác, từ chia sẻ dữ liệu lên Facebook hoặc thực hiện các chức năng tùy chỉnh mà không cần phải viết mã từ đầu.
Tăng phạm vi tiếp cận
Khi sản phẩm của bạn đi kèm một SDK tốt, nó sẽ thu hút các công cụ và ứng dụng khác muốn hợp tác, tích hợp sản phẩm của bạn vào hệ thống của họ. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tăng khả năng tiếp cận thương hiệu của bạn.
Kiểm soát thương hiệu và hạn chế rủi ro.
Với việc cung cấp một SDK, bạn có quyền kiểm soát giao diện người dùng, hình thức của sản phẩm trong các ứng dụng khác. Điều này giúp sản phẩm của bạn được hiển thị chính xác mà không bị biến tấu, từ đó giảm rủi ro, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Đọc thêm: WAMP là gì? WampServer là gì? Cách Cài Đặt và Sử Dụng Chi tiết
So sánh sự khác nhau giữa SDK và API
SDK là bộ công cụ cho phép phát triển ứng dụng và là cơ sở để xây dựng phần mềm. Trong khi đó, API lại cung cấp cho người dùng các đoạn mã, cho phép 2 chương trình phần mềm giao tiếp với nhau. API sẽ xác định chính xác các yêu cầu dịch vụ từ hệ điều hành hoặc ứng dụng khác và hiển thị dữ liệu trong nhiều ngữ cảnh, nhiều nền tảng khác nhau.
Sử dụng SDK để phát triển và xây dựng hệ thống, các ứng dụng này cần giao tiếp với các ứng dụng khác. SDK cần API để kích hoạt giao tiếp này.
Một số điểm khác biệt khác giữa SDK và API:
- SDK bao gồm API nhưng API không chứa SDK
- SDK dùng để tạo ra các ứng dụng mới mà API không làm được điều đó.
- SDK là bộ công cụ và đoạn mã thành phần được tạo ra nhằm mục đích cụ thể. Trong khi đó API chỉ là một giao diện để truy cập các dịch vụ hoặc chức năng cụ thể.
Các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn một SDK
Để SDK được tối ưu hóa, cần lưu ý khi chọn SDK như sau:
Bảo Mật:
SDK bạn chọn cần cung cấp các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu của người dùng. SDK cần đảm bảo đến từ các nguồn tin cậy và không chứa mã độc. Có giấy phép thích hợp và được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính bảo mật.
Thỏa Thuận Cấp Phép:
Kiểm tra kỹ thỏa thuận cấp phép của SDK để đảm bảo nó bao gồm tất cả các chức năng cần thiết cho ứng dụng và tuân thủ với các quy định pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn sử dụng SDK có giấy phép nguồn mở.
Tính Tương Thích:
SDK có khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng, hệ điều hành của các thiết bị mà bạn định hỗ trợ và hỗ trợ ngôn ngữ lập trình để phát triển ứng dụng. Điều này đảm bảo tích hợp dễ dàng.
Trên đây là một số lưu ý cần xem xét khi chọn một SDK tốt, sẽ giúp bạn phát triển ứng dụng hiệu quả và bảo mật hơn cho người dùng của bạn.
Câu hỏi liên quan SDK
Windows sdk là gì?
Windows SDK là bộ công cụ phát triển phần mềm Windows, tập hợp các công cụ phát triển phần mềm cho phép nhà phát triển tạo phần mềm, ứng dụng cho các tổ chức. Các biến thể phần mềm này được tạo ra cho các nền tảng, hệ thống máy tính, hệ điều hành hoặc tiện ích.
Android sdk là gì?
Android SDK là bộ công cụ phát triển dùng để phát triển ứng dụng chuyên dùng cho hệ điều hành Android – là đối thủ lớn nhất của Apple trong không gian điện thoại thông minh. SDK Android bao gồm những nội dung như Thư viện, trình gỡ lỗi, trình giả lập, API, mã nguồn mẫu, hướng dẫn sử dụng HĐH Android.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về SDK là gì? Lợi ích mà SDK mang lại cũng như lưu ý khi lựa chọn một SDK tốt để kinh doanh hiệu quả, phát triển thương hiệu. LANIT mong rằng, với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây giúp bạn lựa chọn được SDK tốt.
Ngoài ra, nếu bạn đang phát triển ứng dụng và có nhu cầu về dịch vụ lưu trữ ứng dụng như Thuê VPS, Thuê Server vật lý, thuê Hosting thì liên hệ ngay với LANIT để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhé!