13+ Sự cố máy chủ vật lý thường gặp và cách khắc phục
1. Hỏng ổ cứng: Đây là sự cố phổ biến gây mất dữ liệu, ngừng hoạt động của hệ thống.
Cách khắc phục: Bạn có thể xem xét thay thế ở dứng mới và khôi phục dữ liệu từ sao lưu (nếu có).
2. Vấn đề từ RAM: Khi RAM bị lỗi, có thể dẫn đến lỗi hệ thống, treo máy hoặc khởi động không thành công.
Cách khắc phục: Thay thế RAM hỏng hoặc thay đổi vị trí khe cắm RAM.
3. Overheating: Khi máy chủ hoạt động liên tục và ở nhiệt độ quá cao dẫn đến sự cố về hiệu suất và có thể làm hại đến các linh kiện bên trong.
Cách khắc phục: Cần đảm bảo có hệ thống làm mát hiệu quả, kiểm tra và làm sạch quạt mát định kỳ, đảm bảo không gian xung quanh máy chủ thông thoáng.
4. Vấn đề về nguồn điện: Đó có thể là mất điện đột ngột, điện áp không ổn định hoặc lỗi nguồn gây ra các vấn đề cho máy chủ.
Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế nguồn điện bị hỏng, sử dụng UPS để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định.
5. Hỏng card mạng: Card mạng cũng có thể gây ra các sự cố ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ, máy chủ có thể bị mất kết nối hoặc không thể truy cập vào dịch vụ mạng.
Cách khắc phục: Thay thế card mạng hỏng, kiểm tra và cập nhật Driver cho card mạng.
6. Lỗi từ phần cứng máy chủ: Các linh kiện, phần cứng trong máy chủ như bo mạch chủ, CPU, hoặc các linh kiện khác có thể là gây ra các vấn đề của máy chủ.
Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế các linh kiện hỏng hoặc đang có vấn đề, đảm bảo linh kiện hoạt động đúng cách và kết nối chặt chẽ với nhau.
7. Lỗi phần mềm: Lỗi phần mềm cũng gây ra các vấn đề cho máy chủ như hệ điều hành hoặc ứng dụng quản lý máy chủ gặp vấn đề.
Cách khắc phục: Kiểm tra và sửa lỗi phần mềm, cập nhật hệ điều hành, cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng quản lý máy chủ.
8. Vấn đề về không gian lưu trữ: Máy chủ có thể gặp sự cố khi không còn đủ không gian lưu trữ để hoạt động, dẫn đến các lỗi khi ghi dữ liệu hay khởi động.
Cách khắc phục: Mở rộng không gian lưu trữ máy chủ bằng cách thêm ổ cứng, hoặc sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ đám mây. Xóa bớt các tập tin cũ không cần thiết hoặc lưu trữ trên ổ đĩa khác. Dành không gian lưu trữ cho phần quan trọng.
9. Sự cố về điều hòa: Hệ thống làm mát máy chủ gặp sự cố dẫn đến nhiệt độ phòng máy tăng cao, gây ra các vấn đề về hiệu suất, độ ổn định.
Cách khắc phục: Cần sửa chữa hoặc thay thế hệ thống làm mát đang có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống làm mát định kỳ.
10. Sự cố về bảo dưỡng: Việc không bảo dưỡng máy chủ định kỳ có thể gây ra các vấn đề như bụi bẩn tích tụ, lỗi làm mát hoặc linh kiện bị hỏng hóc.
Các khắc phục: Cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ máy chủ và các linh kiện. Vệ sinh máy chủ và kiểm tra tình trạng hoạt động của các linh kiện bên trong máy chủ.
11. Sự cố về bảo mật: Các cuộc tấn công mạng như tấn công DDoS, DoS, hoặc virus có thể gây ra sự cố bảo mật và làm gián đoạn hoạt động của máy chủ.
Cách khắc phục: Cập nhật hệ thống, phần mềm để chống lại các lỗ hổng bảo mật. Sử dụng các biện pháp Firewall mạnh mẽ, phần mềm chống virus, phát hiện xâm nhập, kiểm tra log hệ thống để phát hiện và đối phó các hoạt động bất thường.
12: Sự cố về vận hành: Điển hình như quản lý không hiệu quả, cấu hình sai hoặc thiếu tài nguyên, nhân lực cũng có thể dẫn đến sự cố hoạt động của máy chủ.
Cách khắc phục: Đánh giá lại quá trình quản lý và vận hành để đảm bảo hoạt động tối ưu nhất. Quản lý cấu hình, phiên bản và giám sát hệ thống. Đào tạo nhân viên đảm bảo chuyên môn để khắc phục các sự cố kịp thời.
13. Sự cố về cơ sở dữ liệu: Lỗi này có thể gây ra sự mất mát dữ liệu hoặc làm gián đoạn hoạt động của các ứng dụng phụ thuộc vào dữ liệu.
Cách khắc phục: Kiểm tra log dữ liệu để xác định lỗi, khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu, kiểm tra và sửa chữa cơ sở dữ liệu nếu cần.
Trên đây là các sự cố máy chủ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy chủ. LANIT đã chia sẻ các cách khắc phục vấn đề một cách chi tiết. Để giảm thiểu các chi phí, sự cố về máy chủ không mong muốn, bạn có thể xem xét đến dịch vụ thuê máy chủ vật lý hoặc thuê chỗ đặt máy chủ tại các datacenter đạt chuẩn để đảm bảo máy chủ của bạn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu suất tối ưu nhất.
Thuê máy chủ vật lý LANIT – Tối ưu chi phí, giảm thiểu sự cố
LANIT là đơn vị chuyên cung cấp máy chủ chất lượng cao tại Việt Nam, mang đến cho doanh nghiệp các giải pháp đa dạng, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực. Máy chủ vật lý tại LANIT hoàn toàn là được nhập từ hãng nổi tiếng DELL, HP, ổ cứng SSD, SSD NVME chuyên dụng, RAM, CPU đời mới giúp máy chủ xử lý dữ liệu nhanh và ổn định. Luôn mong muốn mang tới dịch vụ tốt nhất, LANIT nỗ lực không ngừng, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc kiểm tra, nâng cấp thiết bị, linh kiện để máy chủ đạt hiệu suất tối đa.
Tất cả máy chủ tại LANIT đều được đặt tại các Datacenter tốt nhất, đạt chuẩn Tier3, đảm bảo Uptime lên đến 99.99%. Dữ liệu khách hàng được bảo vệ, giám sát nghiêm ngặt và có hệ thống cảnh bảo khi xảy ra sự cố, được khắc phục kịp thời. Hệ thống máy chủ được đảm bảo Internet tốc độ cao từ các nhà mạng uy tín, dữ liệu truyền tải nhanh chóng.
Trải qua 7 năm hoạt động, LANIT sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, tận tâm để đồng hành hỗ trợ cùng khách hàng 24/24h giúp quản lý, theo dõi sát sao, mang tới khách hàng sự hài lòng nhất. Hỗ trợ khách hàng cài đặt ứng dụng, phần mềm, hệ điều hành mong muốn.
Thuê máy chủ vật lý tại LANIT sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng, chi phí vận hành, chi phí về phần cứng – phần mềm máy chủ, chi phí bảo trì,…Giúp doanh nghiệp triển khai nhanh chóng, nâng cấp dễ dàng, hỗ trợ tài nguyên nhanh chóng.
Đặc biệt, LANIT đang có chương trình Sale Upto 40%, tặng Firewall lên đến 10Gbps. Giá chỉ từ 1.891.000đ/tháng cho cấu hình 12 cors CPU, RAM 32 GB, Ổ cứng 1 x 480GB SSD Hoặc 1 x NVME 900GB Enterprise, 200 Mbps. Bạn có thể liên hệ LANIT nếu cần hỗ trợ hoặc cần tư vấn về dịch vụ.
Kết luận
Trên đây là những sự cố thường gặp của máy chủ vật lý và cách khắc phục chúng. Để giảm thiểu các sự cố cũng như đầu tư ngân sách lớn, doanh nghiệp có thể nghĩ đến phương án tiết kiệm hơn đó là thuê chỗ đặt máy chủ hoặc thuê máy chủ vật lý, vừa giúp tối ưu chi phí vừa giúp tiết kiệm thời gian công sức để tập trung pháp triển doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!