Zero Trust Network Access (ZTNA) là gì?
Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Zero Trust Network Access (ZTNA) là gì. Nói một cách dễ hiểu, Zero Trust Network Access (ZTNA) là một giải pháp bảo mật IT giúp các doanh nghiệp hoặc tổ chức làm việc từ xa hiệu quả. Bởi vì ZTNA cung cấp cho người dùng một dịch vụ bảo mật cấp cao vô cùng nghiêm ngặt.

Cụ thể hơn là nền tảng này sử dụng mô hình bảo mật Zero Trust giúp nhận diện những mối nguy hại cả trong lẫn ngoài mạng lưới Network. Tất cả người dùng từ xa khi truy cập vào mạng đều phải vượt qua những bài Test nghiêm ngặt về danh tính và tính xác thực. Vì vậy, ZNTA đang được rất nhiều tổ chức tin tưởng sử dụng như là một giải pháp bảo mật tuyệt vời.
ZTNA 2.0 là gì?
ZTNA 2.0 được xem như là một bản nâng cấp hoàn hảo của phiên bản tiền nhiệm. Nó giúp xóa bỏ các giới hạn của nền tảng đời cũ, từ đó mang lại khả năng bảo mật tốt và đáng tin cậy hơn rất nhiều. Chi tiết như sau:
Đặc quyền truy cập tối thiểu:
Phiên bản mới sẽ nhận diện ứng dụng dựa vào App-ID ở Layer 7. Điều này cho phép bạn kiểm soát truy cập tỉ mỉ hơn so với Level App lẫn Sub-app và các cấu trúc mạng độc lập như IP hay số Port.
Xác thực tin cậy liên tục:
Khi một truy cập được duyệt, quyền tin cậy sẽ tiếp tục được đánh giá dựa trên hoạt động của thiết bị, hành vi của người dùng và cả ứng dụng sử dụng. Nếu có bất kỳ biểu hiện đáng ngờ nào, ZTNA 2.0 sẽ lập tức ngắt quyền truy cập ở lần sau đó.
Kiểm soát bảo mật liên tục:
ZTNA 2.0 sẽ luôn luôn kiểm soát sâu và liên tục tất cả truy cập, bất kể đó là truy cập đã được cho phép. Điều này giúp hạn chế tối đa những mối nguy hại, bao gồm cả những mối nguy hại không lường trước.
Bảo vệ tất cả dữ liệu:
Việc kiểm soát dữ liệu một cách nhất quán sẽ được áp dụng lên mọi ứng dụng, bao gồm cả những ứng dụng riêng tư hay SaaS với chính sách DLP đơn được áp dụng cho người dùng.
Bảo mật tất cả ứng dụng:
ZTNA 2.0 sẽ bảo mật toàn bộ các ứng dụng đã được sử dụng trong doanh nghiệp. Chúng bao gồm những ứng dụng bình thường, App Cloud hiện đại, App riêng tư và cả App SaaS,…

Cách thức hoạt động của ZTNA
Cách thức hoạt động của ZTNA vô cùng chặt chẽ. Vì các truy cập vào mạng lưới chỉ được thực hiện khi nó đã được xác minh.
Dựa vào quá trình xác minh đó, Zero Trust Network Access chỉ cấp quyền cho một vài ứng dụng nhất định. Ngoài ra, nó còn sử dụng Tunnel mã hóa để cung cấp thêm một lớp bảo mật bảo vệ ứng dụng và dịch vụ khỏi những địa chỉ IP lạ.
Nói cách khác, ZTNA hoạt động giống như một SDPs (Software Defined Perimeters). Chúng dựa vào ý tưởng “Cloud đen” để chặn người dùng nhìn thấy các ứng dụng hoặc dịch vụ mà họ không có quyền đăng nhập. Điều này giúp mạng lưới được bảo vệ tối đa kể khi kẻ tấn công có quyền truy cập vào đó.

Những lợi ích nổi bật của Zero Trust Network Access
Thông qua việc tìm hiểu ZNTA là gì, bạn đã thấy được vai trò to lớn của nó trong quá trình bảo mật hệ thống. Ngoài ra, nền tảng này còn cung cấp cho doanh nghiệp và tổ chức rất nhiều lợi ích khác nhau như:
Thay thế các thiết bị lỗi thời:
ZTNA cho phép cá nhân thay thế các thiết bị truy cập từ xa lỗi thời bằng giải pháp truy cập phần mềm 100%. Từ đó nó mang đến sự tiện lợi cao cho người dùng.
Trải nghiệm không bị ngắt quãng:
Với nền tảng hiện đại, lưu lượng truy cập của người dùng sẽ không bị trì trệ nhờ cơ chế hoạt động của Datacenter. Theo đó, các User có thể truy cập một cách chính xác và nhanh chóng các ứng dụng mình mong muốn.
Tăng cường quy mô hệ thống:
Could ZTNA giúp doanh nghiệp mở rộng không gian chứa đựng dữ liệu. Qua đó tăng cường quy mô hệ thống theo cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Dễ triển khai:
Việc triển khai Zero Trust Network Access không cần mất vài tuần hoặc vài tháng thực hiện. Nó có thể được triển khai ngay lập tức bất cứ lúc nào.
Giảm thiểu Lateral Attack:
Các Lateral Attack sẽ khó tấn công vào mạng lưới hệ thống nhờ sự góp mặt của công cụ Lateral Movement có bên trong nền tảng. Nhờ vậy mà vấn đề an ninh mạng được đảm bảo tốt hơn rất nhiều.
Quan tâm: So Sánh VPS và VPN? Khi Nào Thuê VPS và VPN?
So sánh ZTNA và VPN

Cả Zero Trust Network Access và VPN đều được sử dụng vào mục đích kiểm soát các truy cập, thế nhưng chúng vẫn có điểm khác biệt nhất định. Sau đây, LANIT xin phép so sánh chi tiết hai nền tảng này với nhau:
Yếu Tố So Sánh | ZTNA | VPN |
Mục đích chính | Hỗ trợ cấp quyền truy cập cho một số tài nguyên nhất định trong mạng lưới | Cấp quyền truy cập mạng lưới Network rộng rãi |
Độ trễ truy cập | Có độ trễ thấp cho số người truy cập được kiểm soát | Độ trễ cao nếu số người truy cập tăng cao |
Mức độ bảo mật | Xác thực danh tính liên tục cho từng thiết bị và ứng dụng khác nhau nên có độ bảo mật cao | Người dùng sẽ có quyền đăng nhập trên toàn hệ thống sau khi truy cập vào VPN nên có độ bảo mật thấp |
Độ đa dụng và nhanh nhạy | Doanh nghiệp dễ dàng cài đặt và cấu hình Zero Trust Network Access bằng ABAC và RBAC. | Các doanh nghiệp sẽ rất khó cài đặt và cấu hình ứng dụng VPN vào thiết bị cuối |
Những ứng dụng nổi bật của ZTNA
Bên cạnh Zero Trust Network Access (ZTNA) là gì và lợi ích của chúng, nhiều người dùng còn quan tâm đến ứng dụng nổi bật của nền tảng này. Chính vì thế mà LANIT xin tổng hợp các thông tin chi tiết như sau:
Thay thế VPN
Mạng lưới VPN hiện đã trở nên rất bất tiện và chậm chạp đối với người dùng. Hơn nữa, chúng còn có mức độ bảo mật cực kém và rất khó để quản lý hiệu quả. Vậy nên doanh nghiệp đã sử dụng Zero Trust Network Access như là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho nền tảng VPN đã lỗi thời.
Cung cấp Multicloud Access bảo mật hơn
Khả năng bảo mật Hybrid cao và truy cập Multicould Access nhanh chóng chính là những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang ZTNA. Cụ thể hơn là hiện có 37% doanh nghiệp sử dụng Cloud đã thay thế nó bằng Zero Trust Network Access để tăng cường độ bảo mật và kiểm soát lượt truy cập cho chiến lược Multi Cloud của mình.

Giảm thiểu rủi ro trước bên thứ 3
Nhiều người dùng ứng dụng của bên thứ ba thường xuyên nhận được đặc quyền truy cập quá giới hạn cần thiết. Điều này dễ dẫn đến rủi ro bảo mật rất cao.
Nhưng với Zero Trust Network Access, nguy cơ mạng lưới bị Hacker xâm nhập sẽ được hạn chế tối đa. Bởi người dùng cần phải xác minh danh tính rõ ràng với từng ứng dụng thì mới được phép truy cập nó.
Tăng tốc sáp nhập M&A
Với M&A truyền thống, việc sáp nhập mạng lưới có thể kéo dài trong nhiều năm khi các tổ chức phải xử lý vấn đề chồng chéo IP triệt để. Nhưng ZTNA lại giúp giảm thiểu thời gian chờ thông qua cơ chế đơn giản hóa quá trình kiểm soát để doanh nghiệp M&A thành công nhanh chóng.

Cách triển khai ZTNA chi tiết nhất
Do hệ thống bảo mật phức tạp, việc triển khai ZTNA đối với người mới là một thử thách khó khăn. Vì vậy ngoài việc nắm rõ những đặc thù cơ bản của nền tảng, bạn còn phải học cách triển khai ZTNA sao cho hiệu quả nhất.
Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết Zero Trust Network Access được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm:
- Công cụ quản lý: Các công cụ quản lý đóng vai trò như là trung tâm của ứng dụng giúp bạn cài đặt và kiểm soát cổng ZTNA On-Premise nhanh chóng.
- Cổng ZTNA On-premise: Đây là một thiết bị ảo dùng để xác thực người dùng và xác minh quyền sử dụng ứng dụng của họ.
- ZTNA Agent: Một công cụ kiểm soát ứng dụng nội bộ cực kỳ khả thi.
Sau khi đã nắm rõ được thành phần cấu tạo nên Zero Trust Network Access, bạn có thể cài đặt nó theo quy trình như sau:
- Bước 1: Kiểm tra các yêu cầu chung được gửi đi.
- Bước 2: Kiểm tra các mạng lưới triển khai khả dụng (ví dụ như cổng ESXi).
- Bước 3: Lấy chứng chỉ liên quan dành cho ứng dụng cài đặt.
- Bước 4: Cài đặt dịch vụ thư mục để quản lý người dùng.
- Bước 5: Đồng bộ thông tin User lên hệ thống quản lý.
- Bước 6: Cài đặt nhà cung cấp nhận dạng (IDP) để xác minh danh tính người dùng.
- Bước 7: Cài đặt cổng Gateway để kết nối với ứng dụng.
- Bước 8: Thêm các chính sách được áp dụng cho người truy cập.
- Bước 9: Thêm cài đặt DNS.
- Bước 10: Cài đặt ZTNA Agent để kiểm soát quyền truy cập vào ứng dụng nội bộ.
- Bước 11: Thêm tài nguyên để kích hoạt ứng dụng và kiểm soát, phân loại lượng người truy cập vào đó.
Kết luận
Vậy là qua bài viết này, LANIT đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Zero Trust Network Access (ZTNA) là gì và những ứng dụng nổi bật nhất của nó. Nhìn chung thì đây là một giải pháp bảo mật tốt nhất hiện nay cho Network mà các doanh nghiệp và tổ chức nên ứng dụng cho mình. LANIT hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!