PostgreSQL là gì? Tính Năng & Ưu Nhược điểm của PostgreSQL

Đối với các chuyên gia mạng máy tính, PostgreSQL là một khái niệm đã không còn xa lạ. Nhưng với nhiều người PostgreSQL là khái niệm mới. Hôm nay, LANIT muốn sẻ đến bạn đọc chi tiết về cơ sở dữ liệu PostgreSQL các kiến thức liên quan. cùng theo dõi nhé!

PostgreSQL là gì?

PostgreSQL là gì? PostgreSQL là một hệ thống mã nguồn mở có cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng (Object-Relational) mạnh mẽ. Với hơn 35 năm phát triển, nền tảng này đã trở thành một trong những hệ thống uy tín thế giới bởi độ tin cậy cao, khả năng hoạt động mạnh mẽ và hiệu năng sử dụng vượt trội.

Ngoài ra, PostgreSQL còn hỗ trợ cả 2 loại ngôn ngữ truy vấn SQL (có quan hệ) và JSON (không quan hệ). Hiện tại nó đang là nơi lưu trữ dữ liệu chính của rất nhiều website, ứng dụng điện thoại, ứng dụng địa lý và phân tích trên toàn thế giới.

PostgreSQL là hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên về quan hệ và đối tượng
PostgreSQL là hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên về quan hệ và đối tượng

Bạn có thể thoải mái cài đặt PostgreSQL cho điện thoại di động và ứng dụng web để thiết lập cơ sở dữ liệu mặc định cho thiết bị của mình. Toàn bộ quá trình cài đặt và sử dụng này đều được miễn phí hoàn toàn.

Ngoài ra, bạn còn được phép sửa đổi PostgreSQL dưới nhiều hình thức khác nhau mà không cần phải chi trả thêm bất kỳ chi phí gì. Giúp cho người dùng có thể thoải mái phát triển ứng dụng trên PostgreSQL với chi phí thấp nhất. 

Tính năng nổi bật của PostgreSQL 

Sau khi đã tìm hiểu PostgreSQL là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tính năng nổi bật của phần mềm này. Trong đó bao gồm:

Cấp dữ liệu cho người dùng dưới nhiều dạng thức khác nhau

Chẳng hạn như cung cấp các kiểu dữ liệu nguyên hàm, cấu trúc, kiểu dữ liệu hình học hoặc dữ liệu Document,… Theo đó, bạn có thể lựa chọn loại dữ liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của mình.

Đảm bảo tính toàn vẹn cao cho dữ liệu

PostgreSQL có tính ràng buộc các loại từ, Primary Keys và Foreign Keys. Ngoài ra, nó còn có cơ chế khóa khuyến nghị và khóa hàm số giúp dữ liệu được bảo toàn theo cách tốt nhất.

PostgreSQL đảm bảo được tính toàn vẹn cao cho dữ liệu lưu trữ
PostgreSQL đảm bảo được tính toàn vẹn cao cho dữ liệu lưu trữ

Hỗ trợ người dùng Setup các tính năng linh hoạt

Cùng với PostgreSQL, bạn hoàn toàn có thể thiết lập danh mục theo nhiều cấp độ khác nhau. Đồng thời cải thiện tối đa tốc độ truy cập và thống kê dữ liệu đa cột một cách cấp tốc,…

Bảo mật tuyệt đối

PostgreSQL sở hữu riêng cho mình hàng rào bảo mật và hệ thống xác thực có khả năng nhận diện mạnh như: SCRAM-SHA-256, SSPI, LDAP và GSSAPI,… Theo đó, hệ thống phần mềm này có khả năng kiểm soát lượng truy cập nghiêm ngặt đồng thời đảm bảo độ bảo mật tốt theo cấp độ hàng – cột. 

Hỗ trợ người dùng mở rộng tối ưu

PostgreSQL cho phép người dùng mở rộng hệ thống bằng các công cụ kỹ thuật như: Công cụ lưu trữ tối ưu, ngôn ngữ thủ tục và Postgis. Đồng thời hỗ trợ User kết nối cơ sở dữ liệu hoặc các luồng cơ sở dữ liệu có liên quan cùng với giao diện SQL chuẩn nhất.

Hỗ trợ tìm kiếm văn bản nhanh chóng

Ngoài ra, PostgreSQL còn đem đến cho người dùng tính năng tìm kiếm văn bản thông minh. Hoạt động theo nguyên tắc hệ thống hóa ký tự một cách khoa học để đưa ra các truy xuất dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất. 

PostgreSQL cung cấp tính năng tìm kiếm văn bản nhanh chóng
PostgreSQL cung cấp tính năng tìm kiếm văn bản nhanh chóng

Đánh giá ưu – nhược điểm của PostgreSQL

So với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác, PostgreSQL cho thấy được các ưu nhược điểm nổi trội của riêng mình. Vậy chi tiết ra sao? Bạn hãy cùng LANIT đi phân tích ngay dưới đây nhé:

Ưu điểm

  • Có thể chạy các website và ứng dụng web mạnh mẽ bằng tùy chọn LAMP Stack.
  • Kỹ thuật Write-ahead logging (WAL) của PostgreSQL giúp nó trở thành cơ sở dữ liệu có hệ thống chịu lỗi cực tốt. 
  • Mã nguồn của PostgreSQL tồn tại tự do dưới chính sách mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng sử dụng một cách tự do để tiến hành tùy chỉnh  PostgreSQL theo nhu cầu riêng của mình. 
  • PostgreSQL hỗ trợ nhận diện các vật thể địa lý nhanh nhạy nên nó được dùng để tạo nên dịch vụ định vị và hệ thống thông tin địa lý dễ dàng.
  • PostgreSQL có giao diện đơn giản, dễ dùng nên rất dễ thực hành một cách thuần phục.
PostgreSQL cung cấp nhiều chức năng miễn phí cho người dùng 
PostgreSQL cung cấp nhiều chức năng miễn phí cho người dùng 

Nhược điểm

  • PostgreSQL không được quản lý và vận hành bởi bất kỳ tổ chức nào. Vì vậy, khi muốn tiếp cận đầy đủ các tính năng của hệ thống cơ sở dữ liệu, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn vì không được đơn vị chính thức nào hỗ trợ.
  • Phần mềm hệ thống tập trung phát triển khả năng tương thích nên khi muốn thay đổi cài đặt để cải thiện tốc độ tải, người dùng sẽ phải thực hiện nhiều công việc hơn so với khi sử dụng MySQL.
  • PostgreSQL vẫn chưa được hỗ trợ trên một số ứng dụng nguồn mở hiện nay như MySQL.
  • So với MySQL, hiệu suất làm việc của PostgreSQL có phần chậm hơn đôi chút. 

Quan tâm: So Sánh Sự Khác Biệt Giữa MariaDB và MySQL Chi Tiết

Vậy Có nên sử dụng PostgreSQL không?

Theo LANIT nhận thấy PostgreSQL hỗ trợ các nhà quản trị bảo vệ dữ liệu khá tốt. Nó đồng thời còn mang đến một môi trường chịu lỗi lý tưởng để người dùng quản lý, chỉnh sửa và khởi tạo các tập dữ liệu có dung lượng từ nhỏ tới lớn rất nhanh. 

Ngoài ra, PostgreSQL còn phục vụ đắc lực cho mọi tác vụ của người dùng nhờ các tính năng mở rộng, tìm kiếm và hỗ trợ thiết lập thuộc tính đa dạng được tích hợp sẵn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn kiểu dữ liệu, xây dựng các loại hàm tùy chỉnh hoặc viết code bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau trên hệ thống dữ liệu. Tất cả các công việc này đều có thể tiến hành mà không cần phải biên dịch lại từ phần mềm sẵn có.

PostgreSQL là lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp khác nhau
PostgreSQL là lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp khác nhau

Đối tượng nào nên sử dụng PostgreSQL?

Theo các chuyên gia công nghệ đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu PostgreSQL là một lựa chọn cực kỳ lý tưởng dành cho:

Công ty tài chính:

PostgreSQL cực kỳ thích hợp với các công ty tài chính. Bởi nó hoàn toàn thỏa mãn quy tắc ACID và hỗ trợ khối lượng lớn công việc cho các đơn vị kinh doanh nhờ quá trình giao dịch trực tuyến (OLPT) cấp tốc.

Viện nghiên cứu địa chất của chính phủ:

PostgreSQL sở hữu trình mở rộng GIS có cấu hình mạnh mẽ nên nó cung cấp hàng trăm tính năng xử lý dữ liệu hình học ở nhiều định dạng riêng biệt. 

Công ty sản xuất chế tạo:

Rất nhiều công ty sản xuất chế tạo trên thế giới đã sử dụng PostgreSQL để tăng tốc, cải tiến và thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua quá trình Customer-Centric. Ngoài ra, họ còn ứng dụng nền tảng này trong kho dự trữ Backend để tối ưu hóa hiệu suất cho chuỗi cung ứng.

Các dự án nghiên cứu khoa học:

Đối với những dự án khoa học có hàng chục Terabytes dữ liệu, PostgreSQL chính là lựa chọn hàng đầu. Bởi nó có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và cung cấp hệ thống SQL mạnh mẽ để chuyển lượng data khổng lồ cho kho lưu trữ.

Lấy vài ví dụ điển hình cho bạn dễ hình dung là những cái tên nổi danh trên toàn thế giới như: Apple, Juniper Network, Red Hat, Instagram, Uber và Netflix,…

Xem thêm: Proxy là gì? Tìm hiểu Chi Tiết Tất Tần Tật Về máy Chủ Proxy

Các câu hỏi hay gặp về PostgreSQL

PostgreSQL có bao nhiêu kiểu dữ liệu?

Hiện nay, PostgreSQL có rất nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để người dùng thoải mái lựa chọn và sử dụng là:

  • Dữ liệu dạng nguyên hàm: Nó bao gồm các số, số nguyên, các chuỗi và Boolean.
  • Dữ liệu dạng đơn vị tiền tệ: Dữ liệu tiền tệ dưới dạng số thực.
  • Dữ liệu dạng ký tự: Bao gồm các dạng ký tự như CHAR(n), VARCHAR(n), và TEXT. 
  • Dữ liệu dạng nhị phân: Là những dữ liệu bit dưới dạng chuỗi nhị phân 
  • Dữ liệu dạng địa chỉ mạng: Dùng để dự trữ dữ liệu mạng gồm  IPv4, IPv6, và MAC. 
  • Dữ liệu dạng cấu trúc: Được thiết kế dưới dạng Date/Time, Arrat, UUID và cấu trúc phạm vi đặc hữu.
  • Dữ liệu dạng Document: Chẳng hạn như JSON/JSONB, dữ liệu dạng Key – Value và XML.
  • Dữ liệu dạng hình học: Điển hình như dữ liệu dạng điểm, đường thẳng, dữ liệu được thiết kế dạng vòng tròn và dạng đa giác. 
Các loại dữ liệu hiện có trong PostgreSQL
Các loại dữ liệu hiện có trong PostgreSQL

PostgreSQL có bao nhiêu hàm tổng hợp?

Tính đến thời điểm hiện tại, PostgreSQL đã phát triển thành công 5 loại hàm tổng hợp dưới đây:

  • Count (): Hàm đếm số dòng để trả số dòng phù hợp với tiêu chí được đưa ra trong Where.
  • SUM(): Hàm Sum hỗ trợ tính tổng giá trị chứa trong cùng một cột hoặc trong cùng một biểu thức xác định.
  • AVG(): Loại hàm này hỗ trợ người dùng tính giá trị trung bình của các giá trị được hàm chứa trong một cột.
  • MIN (): Tính toán giá trị của một tập hợp rồi đưa kết quả trở về giá trị nhỏ nhất.
  • MAX (): Tính tổng giá trị của một tập hợp rồi đưa kết quả về giá trị lớn nhất.

Tôi có thể thay đổi các dữ liệu gì trong PostgreSQL?

Hiện tại, PostgreSQL hỗ trợ người dùng thay đổi các dữ liệu sau đây trong hệ thống của mình:

  • Thay đổi tên của Table
  • Thay đổi Schema của Table
  • Thay đổi tên Column của Table
  • Thêm Column mới cho Table.
  • Xóa Column của bảng.

PostgreSQL là lựa chọn lý tưởng nhất cho Data Engineering?

Bởi PostgreSQL hỗ trợ Data Engineering chạy truy vấn song song nhanh chóng và hỗ trợ mở rộng dữ liệu tối đa. Thêm vào đó, PostgreSQL còn hỗ trợ cú pháp SQL một cách đầy đủ nhất và phân vùng khai báo hết sức chuẩn xác.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã  giải thích rõ khái niệm PostgreSQL là gì và phân tích chi tiết các ưu nhược điểm lẫn tính năng đi kèm của hệ thống cơ sở dữ liệu này. Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là lựa chọn khá lý tưởng cho các công ty xây dựng và các công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ có quy mô từ nhỏ đến lớn.

LANIT hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn đưa ra được lựa chọn cho mình. Chúc bạn thành công!

LANIT JSC

Được thành lập năm 2017, Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông LANIT (LANIT JSC) đã sớm khẳng định được vị trí của mình là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hàng đầu với chất lượng tốt nhất, cùng chi phí hợp lý nhất.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!