DMCA là gì?
DMCA là từ viết tắt của Digital Millennium Copyright Act – Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số. Đây là một phần của Luật Sở Hữu Trí Tuệ được ban hành bởi Hoa Kỳ năm 1998. Đạo luật giúp bảo vệ những nội dung thuộc sở hữu của các chủ nhân khỏi những người muốn đánh cắp và đăng tải trên Internet.

Ngày nay, đạo luật này được áp dụng trên toàn cầu. Lý do là vì các nền tảng đang truy cập trên toàn cầu có chính sách hoạt động phụ thuộc vào máy chủ được đặt tại Hoa Kỳ.
Cách thức DMCA hoạt động
DMCA có 2 cách thức hoạt động dựa trên chủ sở hữu và nhà cung cấp dịch vụ như sau:
Notice và Takedown
Notice và Takedown có nghĩa là thông báo và gỡ xuống. Quá trình này sẽ được diễn ra khi chủ sở hữu phát hiện nội dung của mình bị sử dụng trái phép và báo cáo DMCA. Theo đó, DMCA sẽ gửi thông báo cho website hay dịch vụ cá nhân đăng tải nội dung vi phạm và bắt buộc phải phản hồi để giải trình hoặc gỡ bỏ nội dung đó ngay lập tức.
Thông báo gỡ bỏ nội dung sẽ bao gồm:
- Tên chủ sở hữu hợp pháp
- Chi tiết về nội dung bị đánh bản quyền
- Thông báo về việc nội dung không được phép sử dụng.
Counter – Notice và Putback
Quá trình gửi đơn Counter – Notice và Putback sẽ được diễn ra khi website, dịch vụ hay cá nhân đăng tải nội dung bị báo cáo vi phạm có đủ bằng chứng về việc sử dụng nội dung hợp pháp. Theo đó, họ có thể đệ trình một đơn Counter – Notice lên DMCA để giữ lại nội dung đó mà không bị bắt buộc gỡ bỏ.
Tham khảo thêm: Zalo Business: Tính năng Nổi Bật và Cách Đăng Ký Chi Tiết
DMCA bảo vệ những gì?
DMCA được sử dụng để bảo vệ nội dung bản quyền bị đánh cắp và tái sử dụng vì mục đích trục lợi. Một vài nội dung thuộc sở hữu trí tuệ được DMCA bảo vệ bao gồm:
- Ảnh bìa thiết kế như album âm nhạc, trò chơi điện tử và sách
- Nhạc hoặc các đoạn phim
- Hình ảnh truyền thông từ các bộ phim, truyền hình, truyện tranh hay trò chơi điện tử
- Tác phẩm nghệ thuật được đăng ký bản quyền

Tuy nhiên, hiện có một số luồng tranh luận cho rằng DMCA đang gián tiếp cản trở khả năng tiến bộ và sáng tạo nội dung trên nền tảng trực tuyến bởi tính kiểm soát quá lớn. Nó cần được cải tiến theo hướng tốt hơn để nâng cao sự trải nghiệm của người dùng.
Đối tượng được DMCA bảo vệ khỏi đạo luật
Ngoài bảo vệ quyền tác giả, đạo luật DMCA còn bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ như ISPs, công cụ tìm kiếm và Host trang Web,… Những đối tượng này sẽ không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vô tình đăng tải nội dung bản quyền.
Dưới đây là 4 danh mục nhà cung cấp dịch vụ được DMCA bảo vệ khỏi đạo luật:
Bộ nhớ đệm hệ thống:
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tạm thời hoặc bộ nhớ đệm – dữ liệu chưa sửa đổi cho các bên thứ ba sẽ được miễn trừ luật DMCA. Trong đó bao gồm cả chủ sở hữu trang web.
Lưu trữ nội dung:
Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nội dung sẽ không bị truy cứu pháp lý khi vi phạm bản quyền của DMCA nếu họ không có kiến thức và quyền chỉnh sửa về nội dung bản quyền đó.
Thông tin vị trí:
Những nhà cung cấp dịch vụ thông tin vị trí như các công cụ tìm kiếm cũng sẽ được bảo vệ khỏi DMCA. Họ sẽ không bị ảnh hưởng gì trong trường hợp vô tình trả kết quả tìm kiếm có dính nội dung bản quyền mà mình không trục lợi được gì từ kết quả hiển thị đó.
Truyền dẫn tạm thời:
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn tạm thời là những bên chỉ chuyển giao hoặc định tuyến thông tin tạm thời qua thiết bị như nhà cung cấp dịch vụ Internet. Vì thế họ sẽ được miễn trừ trách nhiệm nếu họ không có khả năng biến đổi hoặc chỉnh sửa dữ liệu được truyền dẫn.
Tầm quan trọng của DMCA
Internet phát triển, việc vi phạm bản quyền đang trở thành vấn đề nhức nhối. Mỗi ngày có hàng triệu người bị copy và phân phối tác phẩm độc quyền của họ. Điều này khiến quyền và lợi ích của người dùng Internet bị xâm hại nghiêm trọng.
Kể từ khi có DMCA, quyền lợi và quyền tác giả của chủ sở hữu đã được bảo vệ chặt chẽ hơn. Nó khiến cho những kẻ muốn đánh cách nội dung sáng tạo bị trừng phạt thích đáng và không còn lộng hành quá nhiều.
Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập nhưng DMCA vẫn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nội dung và môi trường Internet theo cách bảo mật nhất. Nó đã làm thay đổi cả ngành công nghiệp kỹ thuật số khi giúp các ứng dụng nổi bật như Netflix, Disney+, Spotify ăn nên làm ra trước việc có rất nhiều người muốn trả tiền cho họ để sở hữu nội dung hợp pháp hơn là đánh cắp.
Gợi ý 3 cách bảo vệ quyền tác giả
Nếu bạn lo lắng nội dung của mình bị sử dụng mà không được cho phép, thì hãy thực hiện theo các cách sau đây nhé!
Kiểm tra nội dung trùng lặp
Bạn có thể dùng phần mềm kiểm tra nội dung để tránh phạm luật DMCA. Bạn có thể kiểm tra xem liệu nội dung của mình có đang bị ai đánh cắp không hoặc bản thân có vô tình đăng tải một nội dung đã được đưa lên Internet từ trước hay không.

Kiểm tra hình ảnh tương đồng
Bạn có thể dùng các công cụ như Google’s Reverse Image Search để kiểm tra hình ảnh tương đồng hoặc trùng lặp. Các bước để kiểm tra hình ảnh tương đồng như sau:
- Bước 1: Nhập nội dung hình ảnh vào ô tra cứu rồi chuyển qua tab “Hình ảnh”
- Bước 2: Nhấp chuột phải vào tấm ảnh bạn muốn và chọn “Search Google in Image”
- Bước 3: Công cụ tìm kiếm sẽ trả về kết quả tương đồng và giống hệt nhau. Bạn có thể dễ dàng xác định được liệu hình ảnh của mình có bị đánh cắp hay không
Sử dụng plugins để kích hoạt bảo vệ
Nếu bạn đang có một website WordPress có sử dụng nội dung độc quyền, thì có thể sử dụng một vài plugins wordpress để bảo vệ nội dung của mình. Plugins sẽ giúp ngăn chặn người dùng click chuột phải để copy hình ảnh và nội dung trái phép.
Quan tâm: Cài Nhiều Plugin WordPress Có Làm Web Chậm không? Nên Cài Bao Nhiêu là đủ?
Cách khắc phục trang Web bị đánh lỗi bản quyền DMCA
Đối với trang web bị đánh bản quyền DMCA, độ tin cậy và thứ hạng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Cần tiến hành khắc phục ngay lập tức bằng cách:
- Chuyển hướng bài viết: Các link bài viết vi phạm sẽ có đánh giá thấp. Thế nên bạn hãy chuyển hướng chúng đến một link mới.
- Thêm DMCA vào trang Web: Nếu bạn bị đối thủ chơi bẩn, bạn nên thêm DMCA để phòng ngừa tối đa tình trạng này lặp đi lặp lại.
- Xài Google Index tăng thứ hạng: Google Index sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu để cải thiện thứ hạng cho Website.
- Sáng tạo nội dung mới hoàn toàn: Bạn hãy sáng tạo những nội dung độc quyền của riêng mình và tuyệt đối không copy từ bất kỳ nguồn nào khác.
- Tinh chỉnh nội dung: Đôi khi do một vài nhầm lẫn, bạn vô ý chèn nội dung bị dính bản quyền vào Website. Vì vậy, bạn cần tinh chỉnh và lược bỏ nó để tránh bị cáo buộc vi phạm lần nữa.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể Delete Sitemap cũ để thay bằng Sitemap mới hoặc tạo lập Entity cho URL và Website đang khởi chạy.
Kết luận
Trên đây, LANIT chia sẻ thông tin về DMCA là gì, cách thức hoạt động và cách đạo luật này bảo vệ quyền tác giả, dịch vụ,… Theo đó, những nhà phát triển và những người dùng sở hữu nội dung độc quyền sẽ được DMCA bảo vệ khỏi vấn nạn “ăn cắp chất xám” để trục lợi cá nhân.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi, thân ái!